DTK Biotech-Vet - Các biện pháp phòng và trị cầu trùng cho heo

Trong 2 bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về mầm bệnh cầu trùng trên heo từ đặc điểm cho đến vòng đời của mầm bệnh cũng như các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh cầu trùng trên heo rất cặn kẽ, chi tiết. Trong bài viết kỳ này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về cách phòng và điều trị khi heo nhiễm cầu trùng nhằm giảm thiểu tối đa mọi thiệt hại có thể xẩy ra.
Nguyên nhân truyền lây mầm bệnh và các biện pháp phòng bệnh cầu trùng trên heo.
Để phòng bệnh cầu trùng trên heo hiệu quả, trước hết chúng ta cần nắm rõ mọi con đường truyền lây của mầm bệnh và ngăn chặn càng triệt để càng tốt.
Stt
Nguyên nhân truyền lây bệnh
Biện pháp phòng bệnh tương ứng
1Chuồng trại sử dụng liên tục, không cóthời gian nghỉ trống chuồng giữa các lứa heo để sát trùng, tiêu diệt mầm bệnh.Kết thúc 1 lứa heo → vệ sinh cơ học (quét, rửa bằng nước…) lại toàn bộ khu vực chuồng trống (cả nền, tường, dụng cụ…), loại bỏ rác bẩn, chất chứa → ngâm dụng cụ (sàn nhựa…) vào dung dịch sát trùng mạnh NaOH (xút) trong 1-2 ngày rồi vớt ra cọ rửa lại. Đồng thời pha NaOH phun vào ô chuồng rồi để khoảng 1 tuần cho thật khô ráo mới nhập đàn heo mới.
2Chuồng trại vệ sinh kém (Đặc biệt là chuồng heo nái đẻ nói chung và các ô chuồng có heo con theo mẹ nói riêng). Chuồng trại ẩm và bẩn là điều kiện thuận lợi nhất cho coccidia phát triển.-Quét, dọn phân, rửa chuồng hằng ngày trong tất cả các khu vực trại.
-Định kỳ phun thuốc sát trùng 1-2 lần/tuần cả trong và ngoài trại (việc phun thuốc sát trùng không tiêu diệt được hoàn toàn mầm bệnh cầu trùng nhưng giúp giảm thiểu các mầm bệnh kế phát).   
3Ruồi, động vật gặm nhấm làm truyền lây mầm bệnh.-Xử lý rác bẩn thường xuyên (đốt, vứt xa khu chăn nuôi). Tốt nhất mỗi trại nên có 1 khu vực xử lý rác riêng.
-Các bạn có thể tham khảo 1 số cách hạn chế động vật gặm nhấm 
TẠI ĐÂY.
-Đặt bẫy và phun thuốc diệt ruồi đặc hiệu (nếu ruồi quá nhiều).
4Phân heo nái nuôi con không được dọn thường xuyên → mầm bệnh trong phân qua miệng xâm nhập vào cơ thể những heo con của nái đó.Các ô heo nái đẻ: có người túc trực thường xuyên để hót phân và rửa phần thân sau hoặc những chỗ dính phân cho heo mẹ →  không cho phân vấy bẩn ra ô chuồng và heo con.
5Đôi khi, chuồng trại đã được vệ sinh rất sạch sẽ nhưng bề mặt sàn, nền chuồng lại ẩm ướt → kén hợp tử phát triển và nhân lên nhanh chóng →làm mật độ mầm bệnh trong trại tăng cao.-Sàn nhựa: sau khi lau sạch bằng nước sát trùng → lau khô lại hoặc để khô tự nhiên rồi mới cho heo vào.
-Sàn bê tông: có thể dùng dụng cụ khò lửa để xì khô bằng hơi lửa là biện pháp sát trùng hiệu quả nhất đối với cầu trùng (cầu trùng rất nhạy cảm với điều kiện môi trường khô).
-Biện pháp khò lửa cũng có thể sử dụng trong trường hợp trại nhiễm cầu trùng nặng, mầm bệnh nhiều.
6Phân heo ở chuống nái đẻ sau khi tập kết lại 1 chỗ thì không được mang đi hay xử lý luôn → phân bị khô lại, có thể trở thành bụi → khi có gió thổi, bụi đó có chứa cả kén hợp tử phát tán và gây bệnh cho heo con.Phân heo nái ở chuồng đẻ sau khi tập kết không nên để lâu trong trại.
7Mầm bệnh lây truyền từ các nhóm heo khác (heo sau cai sữa, heo thịt, heo ở ô chuồng khác…) sang heocon theo mẹ.Vệ sinh cẩn thận từng nhóm heo, từng ô chuồng. Hạn chế sự tiếp xúc giữa các nhóm heo trong trại khi không cần thiết.
Các biện pháp phòng bệnh cầu trùng ở trên dù có làm tốt cũng chỉ hạn chế được mầm bệnh khi ở ngoài môi trường. Bởi vậy, song song với đó, chúng ta cần phải sử dụng thuốc phòng bệnh cho từng cá thể heo con trong giai đoạn heo từ 2-5 ngày tuổi để tiêu diệt mầm bệnh trong cơ thể heo nếu có.

Công thức hóa học của Toltrazuril (ảnh minh họa)
Công thức hóa học của Toltrazuril (ảnh minh họa)

Thuốc đặc hiệu với cầu trùng được khuyến cáo nhiều nhất hiện nay vẫn là Toltrazuril với khả năng có thể tiêu diệt tất cả các giai đoạn của mầm bệnh trong đường ruột. Với liều dùng tùy thuộc khuyến cáo của nhà sản xuất nhưng thường là 1ml/2,5kg thể trọng, dùng 1 lần duy nhất phun qua đường miệng.
Việc phòng bệnh cầu trùng cho heo nói riêng và phòng bệnh tổng thể cho toàn trang trại nói chung chỉ đạt hiệu quả cao khi chúng ta tiến hành đồng bộ, trên diện rộng các biện pháp an toàn sinh học tổng thể từ việc tiêm vaccine, phòng bệnh bằng thuốc, vệ sinh, khử trùng, khống chế điều kiện môi trường thoáng ấm cho đến chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý.

Đăng nhận xét