DKT Biotech-Vet- Bệnh do giáp xác ký sinh trên cá nuôi

Do lợi nhuận từ nghề nuôi cá mang lại khá cao nên trong những năm gần đây số lượng ao, bè nuôi tăng lên một cách đáng kể và trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, luôn có những bệnh tiềm ẩn, ảnh hưởng đến khả năng phát triển và chất lượng của đàn cá. BiotechViet sẽ hướng dẫn bà con cách nhận biết và phòng trị một số bệnh do giáp xác ký sinh ở cá nuôi.
Bệnh do trùng mỏ neo.
- Tác nhân gây bệnh:
Trùng gây bệnh có tên Lernaea, có dạng giống mỏ neo, cơ thể có chiều dài 8-16mm, giống như cái que, đầu có mấu 16mm, giống mỏ neo cắm sâu vào cơ thể cá.
- Triệu chứng:
Cá nhiễm bệnh kém ăn, gầy yếu, chung quanh các chỗ trùng bám viên và xuất huyết. Nơi trùng mỏ neo bám  là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
- Tác hại và phân bố bệnh:
Bệnh gây tác hại lớn cho cá giống và cá hương.
Đối với cá lớn, trùng mỏ neo làm thành vết thương tạo điều kiện cho các tác nhân khác gây bệnh như: nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn,... xâm nhập.
Trùng thường ký sinh ở da, mang, vây, mắt, ... trên các loài cá như: cá lóc bông, cá bống tượng, cá chép, cá mè, cá tai tượng...
- Phòng trị:
Kiểm tra cá trước khi thả nuôi, nếu phát hiện có trùng mỏ neo ký sinh dùng thuốc tím 10-25g/ m3tắm trong một giờ. Trị bệnh có thể dùng lá xoan liều lượng 0,3-0,5kg/ mnước.
Bệnh nấm thuỷ mi.
- Tác nhận gây bệnh
Do hai giống nấm là Saprolegnia và Achlya.
- Dấu hiệu bệnh lý.
Trên da cá xuất hiện những vùng trắng xám, có những sợi nấm nhỏ nhìn trong nước giống như sợi bông trên thân cá.
- Phân bố và lan truyền bệnh.
Các giai đoạn phát triển của các loài cá nước ngọt, baba, ếch... đều có thể nhiễm nấm khi nuôi với mật độ dày.
Nhiệt độ nước 18-25 độ C, thích hợp cho nấm phát triển.
- Chẩn đoán bệnh:
Nhìn bằng mắt thường có thể thấy các sợi nấm nhỏ như sợi bông, mềm, tua tủa.
Bệnh rận cá.
- Tác nhân gây bệnh:
Trùng thường gây thuộc giống Argulus, màu trắng ngà, có hình dạng giống con rệp nên còn gọi là rận cá hoặc bọ cá, bọ vè, nhận thấy dđược bằng mắt thường.
- Dấu hiệu bệnh:
Trùng ký sinh bám trên da cá hút máu cá đồng thời phá huỷ da, làm viêm loét tạo điều kiện cho các sinh vật khác tấn công.
- Phòng trị:
Áp dụng cách phòng trị giống trùng mỏ neo hoặc dùng thuốc tím ( KmnO4) với nồng độ 10 g/( m3) trong một giờ.

Đăng nhận xét