DKT Biotech-Vet- Trị bệnh cho cá bằng lá đu đủ và lá mật gấu

Bệnh nhiễm khuẩn trên cá giống do nhóm vi khuẩn Aeromonas di động gây ra. Tỷ lệ tử vong cao, khoảng 30 - 70%, riêng ở cá giống có thể lên tới 100%.
Ở điều kiện bình thường, vi khuẩn có mặt trong nước, nhất là trong nước có nhiều chất hữu cơ. Cả cá tra và basa đều dễ bị nhiễm các khuẩn trên.
Triệu chứng
Bệnh nhiễm khuẩn ở cá thường biểu hiện ở các dạng khác nhau:
- Vây bị phá hủy: Gốc vây xuất huyết, tia rách nát và cụt dần
- Xoang bụng sưng to, các cơ quan nội tạng bị xuất huyết và viêm nhũn (dịch hóa), ruột viêm và chứa đầy hơi.
- Hoại tử da và cơ: Đốm đỏ xuất huyết
- Vảy rộp và bong ra, da xuất huyết
Một số biểu hiện cụ thể thường thấy như: Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên tầng mặt. Xuất hiện các đốm xuất huyết màu đỏ trên thân, các gốc vây, quanh miệng, râu xuất huyết hoặc bạc trắng.
Giải phẫu nội tạng: Xoang bụng xuất huyết, mô mỡ cá ba sa xuất huyết nặng. Gan tái nhợt, mật sưng to, thận sưng, ruột, dạ dày, tuyến sinh dục, bóng hơi đều xuất huyết. Có trường hợp cá ba sa 2 đoạn ruột lồng vào nhau. Xoang bụng có chứa nhiều dịch nhờn mùi hôi thối.
Giải pháp mới từ thảo dược
Mới đây, nhóm các nhà khoa học của Nigeria đã đưa ra báo cáo cho thấy các hoạt chất chiết xuất từ hai loại thảo dược là lá đu đủ (PL) và lá mật gấu (BL) có thể thay thế cho kháng sinh trong việc trị bệnh nhiễm khuẩn trên cá. 

Trong thí nghiệm, cá được cho ăn các khẩu phần khác nhau, mỗi nhóm gồm 15 con/lần lặp lại; thí nghiệm được thực hiện trong 4 tuần.
Kết quả cho thấy, tốc độ tăng trọng trung bình (MWG) và tỷ lệ tăng trưởng cụ thể (SGR) của cá cao hơn đáng kể khi được bổ sung chiết xuất lá mật gấu và đu đủ. Ngoài ra, lượng tế bào làm nhiệm vụ đóng gói, bạch cầu, hồng cầu, protein số, globulin và albumin cũng nhận thấy cao hơn rõ rệt ở các nhóm cá được cho ăn kết hợp loại thảo thảo mộc trên.


Thí nghiệm gây nhiễm thực tế vi khuẩn A. hydrophila trên cá trê phi giống được thực hiện bằng phương pháp tiêm ở liều 6,33 x 109 CFU/ml và ăn với khẩu phần khác nhau để đánh giá tỷ lệ vong và tỷ lệ sống tương đối của chúng (RPS). Theo kết quả nghiên cứu, khi kết hợp chiết xuất PL và BL ở 2% vào chế độ ăn sẽ tăng cường các chỉ số huyết học, sinh hóa huyết tương và làm cho cá có tính kháng A. hydrophila mạnh mẽ tương đương với việc sử dụng Chloramphenicol.

Đăng nhận xét