DKT Biotech-VET- Tìm hiểu về lợn đen Mường Khương

1. Nguồn gốc xuất xứ lợn đen Mường Khương
Lợn Mường Khương thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ Suidae, chủng Sus, loài Sus domesticus, giống Mường Khương. Lợn Mường Khương được nuôi nhiều ở vùng núi phía Bắc và gắn liền với đời sống người H’Mông.  
Mường Khương là giống lợn địa phương có từ lâu đời, được nuôi ở nhiều vùng thuộc tỉnh Lào Cai, nhiều nhất là ở huyện Mường Khương.

2. Đặc điểm ngoại hình lợn đen Mường Khương
Lợn có màu sắc lông da đen tuyền hoặc đen có đốm trắng ở đầu đuôi và ở chân, lông thưa và mềm. Đa số lợn có mõm dài thẳng hoặc hơi cong, trán nhăn, tai to hơi cúp rũ về phía trước Lợn có tầm vóc to, nhưng lép người, bốn chân to cao vững chắc. Lưng không thẳng nhưng cũng không võng lắm, bụng to nhưng không sệ tới sát đất, mông hơi dốc.  

3. Khả năng sản xuất của lợn đen Mường Khương
Khả năng sinh trưởng: Điều tra trên 432 lợn Mường Khương nuôi thịt từ sơ sinh đến trên 12 tháng tuổi đã thu được số liệu trung bình về khối lượng cơ thể và kích thước một số chiều đo chính. Lợn Mường Khương có tốc độ sinh trưởng chậm, khối lượng sơ sinh khá cao (0,6 kg), từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi lợn tăng trọng thấp (3-4 kg/tháng), giai đoạn choai 5 – 6 tháng tuổi lợn bắt đầu cho tăng trọng khá hơn (5-6 kg/tháng). Sau 12 tháng tuổi lợn vẫn còn phát triển và khối lượng trung bình trên 90 kg, có những con dạt tới 121,5 kg ở 18 tháng tuổi .
Bảng 2.18. Kích thước các chiều đo chính của lợn Mường Khương nuôi thịt qua các lứa tuổi (cm)

Khả năng cho thịt: Khảo sát một số lợn ở các lứa tuổi khác nhau đã cho các tỷ lệ thịt, mỡ khác nhau. Do sống trên đỉnh núi cao, vận chuyển khỏ khăn, không cỏ thị trường, người H’Mông có thói quen nuôi lợn thật to để cúng giỗ, cưới xin, cỏ những con lợn nuôi to tới vài năm tuổi nên mỡ nhiều.
Khả năng sinh sản: Lợn Mường Khương cỏ tuổi động dục đầu tiên muộn 6-7 tháng tuổi), tuổi đẻ lứa đầu là khoảng một năm tuổi, thời gian động hớn dài (5-7 ngày), thời gian cỏ chửa 114-116 ngày, số con đẻ ra và nuôi sống thấp (5 con/ lứa), khả năng nuôi con thấp do tập quán thả rông, thiếu dinh dưỡng, số lứa đẻ trong năm khoảng 1,2 – 1,3 lứa.
Tính trạng đặc biệt: Lợn có tầm vỏc lớn, sức chống chịu tốt với điều kiện chăn thả ở các vùng núi cao là đặc điểm nổi bật của giống lợn này. Có thể sử dụng các ưu điểm này để lai nâng tầm vóc lợn địa phương có khối lương nhỏ. 
Bảng 2.19. Các tỷ lệ thịt mỡ của lợn Mường Khương
4.  Công tác bảo tồn nguồn gen
Lợn Mường Khương hiện tập trung tại các vùng núi cao nơi người H’mông ở. Thị trường ở đây chưa phát triển do vùng núi xa xôi, độ cao lớn đi lại khó khăn nên việc lai kinh tế với lợn ngoại qua thụ tinh nhân tạo hầu như chưa có. Trước mắt vẫn là thu thập các số liệu và giúp cải tiến nuôi dưỡng lợn đực giống. Các nhà nghiên cứu bảo tồn nguồn gen động vật nuôi đang tiến hành khảo sát, so sánh sự khác và giống nhau giữa lợn Mường Khương và lợn Mẹođể xác định mối quan hệ giữa chúng.

Đăng nhận xét