Biotech-VET- Cầu trùng ở lợn, cách phòng trị

Bệnh cầu trùng ở lợn là bệnh do ký sinh trùng Isospora suis, thuộc nhóm protozoa nội bào gây ra, bệnh xảy ra cho heo mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở heo con theo mẹ, tập trung ở heo trong giai đoạn 8 -15 ngày tuổi. Bệnh khá phổ biến ở những nơi nuôi heo với mật độ cao, điều kiện vệ sinh kém.

Triệu chứng quan trọng nhất của bệnh

Những đàn lợn trong chuồng đẻ có biểu hiện mức độ lâm sàng khác nhau và không phải tất cả lợn con trong cùng một lứa đẻ đều bị ảnh hưởng giống nhau.

Những triệu chứng quan trọng nhất của bệnh:

- Tiêu chảy sền sệt đên lỏng chuyển sang lỏng hơn khi nhiễm trùng nặng. Trên thân lợn dính đầy phân lỏng, luôn ẩm ướt và có mùi ôi.

- Lợn còi cọc, mất nước, xù lông.


Nguyên nhân

Do một loại ký sinh trùng nhỏ có tên Isospora suis gây ra. Ký sinh trùng này sống và nhân lên trong tế bào vật chủ, chủ yếu là tế bào đường ruột. Đây là một động vật nguyên sinh sinh sản rất nhanh với thơi gian ủ bệnh khoảng 4 - 6 ngày. Trong một thòi gian ngắn nó tự hoàn thanh vòng đơi và lợn băt đầu thải ra những thế hệ nang noãn mới Điều này cho thấy chúng đã phá hủy nhung mao và màng ruột trong quá trình ủ bệnh.

Trứng cầu trùng được thải qua phân ra ngoài môi trường, phát triển và có khả năng lây nhiễm trong vòng 12 - 24 giờ ở nhiệt độ khoảng 25 - 35°c. Trứng cầu trùng có thê tồn tại ngoài môi trường nhiều tháng và rất khó diệt do chúng kháng với hầu hết thuốc sát trùng. Trứng được lợn ăn vào và trải qua 3 giai đoạn phát triển trên thanh cua ruột non đê hoàn thành vòng đời. Đây là giai đoạn chúng gây tổn thương cho đường tiêu hóa.

Chuẩn đoán

Nguyên lý kiểm soát cầu trùng là dựa trên cơ sở bảo vệ nhung mao ruột trong quá trình ủ bệnh và phát bệnh giúp cải thiện sức khỏe đường ruột lợn con.

Chúng ta có thể nghi ngờ bệnh do cầu trùng nếu lợn con theo mẹ có các triệu chứng tiêu chảy và điều trị kháng sinh ít có hiệu quả.

Sức khỏe đường ruột lợn con ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, nhiễm khuẩn kế phát và hiệu quả sử dụng thức ăn say này.

Biện pháp phòng ngừa

Để kiểm soát bệnh hiệu quả phải sử dụng nhiều biện pháp đồng bộ như:

- Sử dụng các thuốc ngừa cầu trùng cho lợn.

- Dọn sạch phân, cọ rửa sạch sẽ chuồng trại hằng ngày.

- Không cho lợn con tiếp xúc với phân và các chất độn chuồng để tránh nguy cơ tiếp xúc mầm bệnh.

Điều trị

Sử dụng BTV - SULFUAMOX, đặc trị bệnh cầu trùng một cách hiệu quả nhất

Trường hợp lợn tiêu chảy nặng, phân lẫn máu cần kết hợp thêm các thuốc trợ lực khác để lợn nhanh chóng hồi phục như:

Vitamin K, B-Complex, vitamin C.

- Cung cấp đầy đủ nưóc và các chất điện giải như BTV - ĐIỆN GIẢI-GLUCO C

- Bổ sung men tiêu hóa vào trong thức ăn.

- Sát trùng chuồng trại hằng ngày bằng Vimekon 1/200, liên tục trong 7 ngày để diệt kén hợp tử ở môi trường ngoài.

Đăng nhận xét