Biotech -VET - Kỹ thuật nuôi cá chim trắng hiệu quả

Sau đây BiotechVET chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con một số kỹ thuật nuôi thâm canh cá trắm cỏ trong ao như sau: 

1. Chuẩn bị ao nuôi

a. Xác định vị trí ao nuôi thâm canh

- Gần nguồn cấp nước và thoát nước dễ dàng.

- Hạn chế cây xanh che bóng mát.

- Dễ quản lý, phòng chống địch hại và trộm cắp.

- Gần đường giao thông giúp cho việc vận chuyển vật tư,… thức ăn và tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng.

b. Hoạt động chuẩn bị ao nuôi

Đây là bước rất quan trọng trong quá trình nuôi. Các bước chuẩn bị gồm:

- Dọn dẹp tất cả các cây cỏ thủy sinh ở bên trong cũng như xung quanh ao nuôi.

- Tát cạn nước ao nuôi.

- Diệt hết địch hại (Rắn, cá dử...)

- Bón vôi: tỷ lệ 7-10 kg/100 m2 hoặc 10-15 kg/100 m2.

- Phơi khô ao 5-7 ngày.

- Lấy nước: Nước lấy vào ao phải được lọc qua lưới chắn. Lượng nước lấy vào khoảng 50 – 60cm. Giữ mức nước này khoảng 3- 5 ngày rồi sau đó tiếp tục lấy thêm nước vào cho đúng độ sâu theo yêu cầu kỹ thuật.

c. Mật độ loài cá thả nuôi

Mật độ cá thả nuôi trong hệ thống nuôi thâm canh trong ao đất 1-2,5 con/m2. Điểm cần lưu ý trong quá trình nuôi, khi mật độ cá thả nuôi cao, hàm lượng DO (ppm) giảm thấp.

d. Thả giống

+ Thời điểm thả giống tốt nhất là khoảng từ tháng 3 – 4, khi thời tiết nắng ấm. Nên thả vào sáng sớm hoặc chiều mát. 

+ Cá trước khi thả được tắm qua nước muối ăn (NaCl) nồng độ 3% để phòng bệnh và giúp các vết thương mau lành.

2. Biện pháp quản lý và chăm sóc ao nuôi

a. Thức ăn cung cấp cho cá trong ao nuôi

+ Thức ăn xanh: cỏ, cỏ voi, lúa,lá ngô ... chiếm 20 – 30% khẩu phần ăn hàng ngày

+ Thức ăn viên (Pellet feed) hay thức ăn công nghiệp: đảm bảo chất lượng rất tốt, chiếm 70 - 80% khẩu phần ăn hàng ngày

b. Khẩu phần ăn cá nuôi trong ao nuôi

Khẩu phần cho ăn: Vào thời điểm thả giống khẩu phần ăn của cá có thể dao động từ 8 - 10% khối lượng cá trong ao. Sau 01 tháng nuôi có thể giảm khẩu phần ăn xuống còn 5 - 7%. Khi cá được khoảng 200g đến khi thu hoạch giảm khẩu phần ăn của cá xuống 2 - 4% (tùy điều kiện cụ thể).

c. Tần suất cho ăn

- Tùy theo loài cá nuôi.

- Giai đoạn phát triển của cá nuôi

Thông thường dao động từ 2-4 lần/ngày/tổng lượng thức ăn cung cấp cho cá nuôi.


Nhà thuốc thú y – Cho cá ăn từ 2-4 lần/ngày

d. Quản lý ao nuôi

- Hằng ngày, kiểm tra hệ thống bờ ao, cống cấp và thoát nước để khắc phục kịp thời các sự cố như: Rò rỉ thất thoát nước, sạt lở bờ ao và cống, xử lý địch hại,...

- Thường xuyên quan sát trạng thái hoạt động của cá trong ao vào sáng sớm và chiều mát để đánh giá được khả năng bắt mồi của cá và xử lý kịp thời các hiện tượng như: cá nổi đầu, bệnh cá,...

- Duy trì mực nước trong ao nuôi luôn ổn định.

- Để nắm được tình hình sinh trưởng và bệnh cá cần kéo kiểm tra cá 1- 2 lần/tháng, mỗi lần kiểm tra tối thiểu 30 con.

- Khi có hiện tượng bất thường xảy ra như: Cá nổi đầu, bỏ ăn,.. ngừng cho cá ăn và kiểm tra nguyên nhân để xử lý kịp thời.

e. Quản lý chất lượng nước ao nuôi

- Độ pH: pH = 6,5 - 8 thích hợp cho sự phát triển của cá. Nếu pH càng thấp hoặc càng cao thì đều ảnh hưởng xấu đến cá.

- Nhiệt độ nước: Nhiệt độ thích hợp: 25 - 32oC. Ngoài phạm vi trên nhiệt độ sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống của cá. nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều có thể làm cho cá bị chết.

Do đó ở các ao hồ nuôi cá, để hạn chế ảnh hưởng xấu của nhiệt độ nước đến cá người ta thường sử dụng ao đảm bảo độ sâu mực nước đạt từ 1,2 – 2m để nuôi cá.

- Hàm lượng Ôxy hòa tan trong nước: Hàm lượng oxy thích hợp: > 5mg/l. Nếu hàm lượng oxy < 2mg/l thì cá có thể nổi đầu và chết.

3. Thu hoạch hệ thống nuôi

Khẳng định một lần thu toàn bộ ao nuôi khi cá đạt kích thước cá thương phẩm.

Trước khi thu hoạch 1 ngày phải ngừng cho cá ăn. Thời điểm thu hoạch nên vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu thu toàn bộ cá thì trước khi thu nên tháo bớt nước còn 0,5 – 0,6m, sau đã kéo 2 – 3 mẻ thu gần hết cá rồi tháo cạn nước thu toàn bộ cá trong ao.

BiotechVET tổng hợp

Đăng nhận xét