Biotech-VET- Hệ thống thông gió trong trang trại

Một hệ thống thông gió được thiết kế và quản lý tốt được xem như một phần cơ bản và hết sức quan trọng của các trang trại, nhằm đảm bảo thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, nhất là đối phó với tình hình biến đổi khí hậu và dịch bệnh phức tạp hiện nay.
Hệ thống thông gió là hệ thống giúp không khí trong lành lưu thông trong một không gian hoặc một khoảng không gian giới hạn và loại bỏ không khí bị ô nhiễm.
Hệ thống thông gió gồm nhiều yếu tố và muốn hệ thống hoạt động tốt thì phải hiểu rõ đây là một hệ thống hoàn chỉnh gồm các bộ phận cách nhiệt, chuồng xây dựng chắc chắn, nhiệt bổ xung, quạt, lối vào và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của vật nuôi.
Hệ thống thông gió đúng cần đảm bảo:
  • Loại bỏ được hơi ẩm, khí, mùi, bụi và các vi sinh vật gây bệnh trong không khí.
  • Cung cấp không khí sạch và phân phối đồng đều mà không tạo ra gió lùa
  • Kiểm soát được nhiệt độ và nhiệt bổ sung để điều chỉnh nhiệt độ vào mùa hè và mùa đông.

Nguyên lý thông gió
Trong thời tiết lạnh, lượng khí lưu thông cần thiết dựa vào lượng hơi nước chứa trong không khí đi vào và đi ra khỏi chuồng. Hệ thống thông gió nhằm loại bỏ lượng hơi nước và duy trì độ ẩm 50 -70%. Độ ẩm cao sẽ làm ngưng tụ hơi nước đễ dẫn đến vi sinh vật phát triển nhất là bệnh đường hô hấp, khi ẩm độ dưới 50% không khí khô và bụi nên có thể tăng vấn đề về hô hấp.
Khi thời tiết lạnh không khí đi từ ngoài vào chứa rất ít hơi nước và khi đi vào trong ấm hơn, nhiệt độ sẽ tăng lên làm tăng khả năng giữ hơi ẩm. Không khí ấm này hấp thụ hơi nước trước khi bị loaị thải ra ngoài bởi hệ thống thông gió
Hệ thống thông gió có thể phân loại theo hướng chuyển động của gió và động lực tạo ra thông gió
  • Theo hướng chuyển động của gió
Thông gió kiểu thổi : Thổi không khí sạch vào phòng và không khí trong phòng thải ra bên ngoài qua các khe hở của phòng nhờ chênh lệch cột áp.Ưu điểm là có thể cấp gió đến các vị trí cần thiết, nơi tập trung nhiều người, hoặc nhiều nhiệt thừa, ẩm thừa, tốc độ gió luân chuyển thường lớn. Nhược điểm của phương pháp này là áp suất trong phòng là dương nên gió tràn ra mọi hướng, do đó có thể tràn vào các khu vực không mong muốn.
Thông gió kiểu hút : Hút xả không khí bị ô nhiễm ra khỏi phòng và không khí bên ngoài tràn vào phòng theo các khe hở hoặc cửa lấy gió tươi nhờ chênh lệch cột áp. Ưu điểm là có thể hút trực tiếp không khí ô nhiễm tại nơi phát sinh, không cho phát tán ra trong phòng, lưu lượng thông gió vìvậy không yêu cầu quá lớn nhưng hiệu quả cao. Nhược điểm là gió tuần hoàn trong phòng rất thấp, hầu như không có sự tuần hoàn đáng kể, mặt khác không khí tràn vào phòng tương đối tự do, do đó không kiểm soát được chất lượng gió vào phòng, không khí từ những vị trí không mong muốn có thể tràn vào.
Thông gió kết hợp : Kết hợp cả hút xả lẫn thổi vào phòng, đây là phương pháp hiệu quả. Thông gió kết hợp giữa hút xả và thổi  gồm hệ thống quạt hút và thổi. Vì vậy có thể chủ động hút không khí ô nhiễm tại những vị trí phát sinh chất độc và cấp vào những vị trí yêu cầu gió tươi lớn nhất. Phương pháp này có tất cả các ưu điểm của  hai phương pháp nêu trên, nhưng loại trừ các nhược điểm của hai kiểu cấp gió đó. Nhược điểm là chi phí đầu tư cao hơn.
  • Theo động lực tạo ra thông gió
Thông gió tự nhiên: Là hiện tượng trao đổi không khí trong nhà và ngoài trời nhờ chênh lệch cột áp. Thường cột áp được tạo ra do chênh lệch nhiệt độ giữa bên ngoài và bên trong, dòng gió tạo nên.
Thông gió cưỡng bức: Quá trình thông gió thực hiện bằng ngoại lực tức là sử dụng quạt.
 (1)Thông gió mái nhà
Quạt  thông gió đặt trên mái nhà để hút không hí nóng từ bên trong trang trại ra bên ngoài nhường chỗ cho không khí mới vào. Lượng không khí thanh mát mới do quạt thông gió 2 bên hông nhà hút vào.
(2)Thông gió chéo
Trong phương pháp thông gió này quạt thông gió được đặt ở bức tường dài của tòa nhà, lưu lượng và hướng đi của không khí đi qua quạt được điều chỉnh bằng động cơ quạt hút gió công nghiệp để làm mát cho trang trại.
(3)Thông gió chiều dài
Phương pháp thông gió này sử dụng cả nguyên tắc và  gió chéo nhưng khác vị trí được đặt ở bức tường phía trước để hút không khí. Các thiết bị điều chỉnh gió được lắp đặt 2 bên hông nhà.
(4)Thông gió đường hầm
Hệ thống này tương tự với hệ thống thông gió chiều dài nhưng được dùng cho thông gió đường hầm (các cửa hút gió đều đóng) và được đặt đối diện với quạt thông gió đầu kia của tòa nhà.  Phương pháp này có thể giảm từ 6-8 độ C.
Bảo dưỡng hệ thống là công tác rất cần thiết và quan trọng
Các thiết bị đóng ngắt điện, cảm biến điều khiển, bảo vệ, động cơ điện cần bảo trì bảo dưỡng để đảm bảo sự vận hành chính xác của hệ thống, bảo vệ hệ thống trước nguy cơ cháy nổ, chập điện, dò điện giật điện.
Các thiết bị trao đổi nhiệt trong hệ thống thông gió cần được bảo trì thường xuyên để đảm bảo hệ thống vận hành hiệu quả cao, không tiêu tốn năng lượng, không gây hỏng hóc các thiết bị khác.
Thiết bị chuyển động cơ khí (vòng bị, dây đai, giảm tốc) trong hệ thống cần được kiểm tra bảo trì thường xuyên để đảm bảo an toàn, sự vận hành thường xuyên, sự hiệu quả của hệ thống điều hòa thông gió.
  • Bảo trì theo định kỳ:
Định kỳ hàng tuần nhân viên vận hành phải kiểm tra toàn bộ hệ thống, đảm bảo hoạt động tốt. Các khớp nối mềm giữa đường ống và quạt điện công nghiệp đảm bảo luôn kín và không bị lỏng, trong đó không thể không kể đến tủ điều khiển. Các cửa gió đảm bảo không bị bịt kín do vật thể khác. Vận hành thử quạt đảm bảo hoạt động tốt, không bị rung lắc, và có tiếng động lạ. Tủ điện điều khiển đảm bảo các mối nối, tiếp điểm luôn được xiết chặt, các công tắc nút ấn hoạt động tốt.
  • Bảo dưỡng theo định kỳ:
Trung bình 6 tháng một lần hệ thống phải được bảo dưỡng đảm bảo cho sự hoạt động trơn chu.Kiểm tra và xiết lại toàn bộ mối nối và tiếp điểm trong tủ điện, vệ sinh bụi bẩn trong tủ và cánh quạt của biến tần. Khi nghi ngờ thiết bị nào đã có hư hỏng cần thay thế ngay. Vệ sinh bụi bẩn tại tất cả các cửa gió trên đường ống. Xiết lại cầu đấu của động cơ quạt, vệ sinh cánh tản nhiệt của động cơ, tra mỡ ổ bi. Siết chặt bulong giữ quạt, kiểm tra lò xo giảm chấn nếu có hiện tượng kém đàn hồi cần có biện pháp thay thế.
Hệ thống thông gió rất quan trọng đảm bảo môi trường cho chăn nuôi nên phải đặt sự quan tâm  và phải luôn đảm bảo hệ thống có thể hoạt động tốt bất kỳ lúc nào. Chính vì thế công tác bảo trì bảo dưỡng phải rất cần thiết vàhết sức kỹ càng.

Đăng nhận xét