Biotech-VET - Kỹ thuật nuôi sò huyết con

Sò huyết là loài nhuyễn thể 2 vỏ thụ tinh ngoài, giới tính của chúng có thể phân biệt dựa vào màu sắc của bộ phận sinh dục, ở con cái là màu vàng cam, còn ở con đực bộ phận này có màu vàng nhạt. Sò huyết thành thục và có khả năng sinh sản khi được hai năm tuổi.

Sò con được nuôi trong bể. Đáy bể lót một lớp vật bám mỏng để ấu trùng cho chỗ bám. Vật bám lấy từ lớp bùn ở bãi cao triều (thường độ sâu 3cm là tốt nhất) trộn với một ít bột vỏ sò. Cách 5-6 ngày thay một lượt vật bám. Mật độ ấu trùng 20con/cm2.


Tốc độ lớn của sò con từ 220-240mm, sau 6 ngày đạt 290-306mm, sau 10 ngày 346-370mm, sau 20 ngày 716-693mm, sau 24 ngày 756-905mm, sau 32 ngày 968-1.000mm. Cỡ từ 968mm có thể chuyển ra ao, tỷ lệ sống 23% và 57%.

Thức ăn của sò vẫn là tảo dẹp (xác định lượng tảo dẹp sản xuất bằng cách dùng nhiệt độ cao 450C tưới cho tảo chết và thu sản phẩm của tảo). Số lượng cho ăn hàng ngày tảo sống 6.000-7.000 tảo/ml, xác tảo 2 vạn tế bào/cm2, cho ăn 2 lần

Trong quá trình nuôi khống chế mức nước ở bể nuôi, duy trì ở độ sâu 10cm. Nếu thức ăn có đầy đủ thì không cần phải lấy lớp bùn tầng mặt ở các bãi triều có tảo khuê và chất hữu cơ nữa để tránh nhiễm bẩn nước, đồng thời khống chế ánh sáng một cách thích hợp, độ chiếu sáng thường 100lux.

Ươm nuôi ấu trùng cho đẻ nhân tạo là giai đoạn từ thụ tinh đến nở thành ấu trùng tới sò con, có kích thước 1mm trở lên rồi chuyển ra nuôi ngoài biển. Nuôi trong phòng thường 1-2 tháng, sò lớn bình thường.
Biotech-VET tổng hợp

Đăng nhận xét