Biotech - VET - Kỹ thuật chăn nuôi trâu cái sinh sản

Tại Việt Nam, chăn nuôi trâu được xem là một trong những nghề truyền thống và đã từng gắn liền với hình ảnh đồng cỏ, cái cày, người nông dân. Tuy nhiên, hiện nay người ta còn chăn nuôi trâu sinh sản, nuôi bò lấy thịt... theo nhiều hình thức và nhu cầu sử dụng chứ không còn cái câu: “con trâu là đầu cơ nghiệp” như trước kia nữa.

Kỹ thuật chăn nuôi trâu cái sinh sản

Trước đây, người dân vùng quê thường nuôi trâu theo phương pháp chăn thả truyền thống trên đồng cỏ vì thế trâu thường có chất lượng thịt rất tốt nhưng lại mất tới 2 đến 3 năm mới đẻ một lứa trâu. Chính vì thế kỹ thuật chăn nuôi trâu truyền thống này không tối ưu nếu muốn nuôi trâu sinh sản. Với kỹ thuật chăn nuôi hiện đại ngày nay, trâu cái có thể sinh sản với tần xuất 1 năm rưỡi một lứa. Như vậy, hiệu quả kinh tế sẽ cao gấp rưỡi cho tới gấp 2 lần cho bà con nếu áp dụng theo kỹ thuật chăn nuôi trâu sinh sản này.


Áp dụng kỹ thuật chăn nuôi trâu hiện đại, trâu có thể đẻ 1 lứa/1,5 năm

1. Chăm sóc trâu trong thời kỳ mang thai

Vào khoảng thời gian mang thai từ 7 đến 8 tháng đầu, bà con cần tăng lượng thức ăn cho trâu để đảm bảo cung cấp đầy đủ protein và những khoáng chất cần thiết cho cả mẹ và con. Thời kỳ trâu mang thai là thời điểm mà trâu có khả năng tiêu hóa tốt nhất, hãy cho trâu mẹ ăn cỏ tươi khoảng 20 đến 30kg mỗi ngày (nếu nuôi nhốt trong chuồng). Bên cạnh đó, bà con cũng nên bổ sung mỗi ngày từ 300g thức ăn hỗn hợp từ củ quả, nhất là những loại củ giàu tinh bột cho quá trình chăn nuôi trâu đang mang thai.

Thời điểm trước khi trâu sinh khoảng 2 – 3 tháng là lúc mà thai phát triển mạnh, trâu mẹ giảm ăn do mệt mỏi. Bà con có thể giảm thức ăn thô xanh và tăng lượng thức ăn tinh như cám ngô, cám nấu... giúp cho trâu mẹ dễ dàng tiêu hóa hơn. Đặc biệt, thời điểm trâu sắp sinh cần tách khỏi đàn, nhốt vào chuồng riêng biệt để tiện chăm sóc.

2. Chuẩn bị cho trâu đẻ con

Chăn nuôi trâu bò sinh sản nói chung hay chăn nuôi trâu sinh sản cần chú ý nhất là giai đoạn con vật chuẩn bị đẻ con. Khi phát hiện hiện tượng trâu sắp đẻ, lấy ngay thuốc tím hoặc nước muối ấm loãng để rửa bộ phận đẻ và bầu vú của trâu để loại bỏ vi khuẩn rồi lau khô. Sử dụng rơm rạ khô lót ổ cho trâu mẹ nằm chờ ngày đẻ. Thời điểm này thường khá khó đoán trước trâu con sẽ ra lúc nào nên bà con cần thu xếp thời gian thường trực tại chuồng để có phương án hỗ trợ kịp thời.


Phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi trâu đẻ

Trâu cái thường đẻ đứng nên bà con cần quan sát để đỡ nghé tránh nghé con rơi mạnh xuống đất gây nguy hiểm. Khi nghé con ra ngoài, bà con lấy tay lấy sạch rãi mũi và dùng khăn lau khô toàn thân, vuốt nhẹ mạch máu và chất nhờn có ở cuống rốn ra ngoài. Dùng kéo cắt rốn và dùng cồn rửa sạch nhớt tập trung cuống rốn để sát trùng, nhớ để lại 10cm rốn để nó tự khô rụng.

Chăn nuôi trâu sinh sản quan trọng là giữ cho cả mẹ và con an toàn từ khi bắt đầu mang thai cho tới khi sinh nghé ra ngoài. Vì thế, ngay sau khi thực hiện sát trùng và lau sạch cho nghé con thì cần tiến hành sát trùng, làm sạch vết thương do quá trình đẻ sinh ra trên cơ thể trâu mẹ. Bà con tiếp tục dùng thuốc tím hoặc nước muối loãng ấm rửa sạch bộ phận đẻ con của trâu mẹ, lau khô rồi cho trâu nghỉ. Đối với nghé con nếu muốn phát triển khỏe mạnh nhất thì nên cho bú mẹ từ khi mới sinh, còn đối với trường hợp phải tách khỏi mẹ thì ít nhất cũng cần cho nghé con bú mẹ tối thiểu 1 tuần.

Chú ý: đối với kỹ thuật chăn nuôi bò cái sinh sản cũng tương tự với chăn nuôi trâu sinh sản tuy nhiên lượng thức ăn sẽ thấp hơn tùy vào trọng lượng của bò mẹ.

Hi vọng bài viết này có thể giúp ích cho bà con trong quá trình nuôi trâu sinh sản. Chúc bà con thành công!

BiotechVET tổng hợp

Đăng nhận xét