DKT Biotech-Vet- Những bệnh gà Tây thường mắc

Qua kinh nghiệm chăn nuôi, nhiều người cũng nhận biết được rằng gà tây cũng vưới phải một số bệnh như một số loại gia cầm khác, trong đó có nhiều bệnh truyền nhiễm như cầu trùng, dịch tả, bệnh toi, bệnh trái rạ.
Trong số những bệnh gà tây mắc phải, một số có thuốc chủng ngừa, một số chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cho chúng là nên chăm sóc kỹ, nên giữ gìn khu vệ sinh thức ăn nước uống, nhất là làm vệ sinh khu vực chăn nuôi thật chu đáo sẽ giúp ta yên tâm phần nào.
Bệnh ở gà Tây thường tập trung vào lứa gà con dưới 3 tháng tuổi, vì vậy nếu không có biện pháp phòng ngừa và chữa trị thì tỷ lệ gà nuôi sống sẽ rất thấp. Lứa gà tây trên 3 tháng tuổi thường ít vướng bệnh nên sống khoẻ mạnh.
Dưới đây là một số bệnh và cách chữa bệnh nuôi gà Tây thường mắc phải:

  • Bệnh trái (bệnh đậu)
Bệnh trái gà do một loại cực vị trùng gây ra, xâm nhập vào da, vào niêm mắt, mũi, miệng, đi xuống ruột. Gà tây và bổ cây thường bị bệnh trái gà này.
Cực vi trùng này xâm nhập vào cơ thể gà qua những vết trầy trụa ngoài da, như do muỗi cắn, hay qua nước uống và thức ăn nhiễm trùng. Đây là bệnh hay lây, gà tây sống mạnh nếu sống chung chuồng với gà bệnh sẽ bị lây bệnh từ 2 đến 12 ngày.
Ở nước ta, gà tây con thường bị bệnh trái mà chết rất nhiều, có khi chết trọn bầy. Thời gian gà tây con bị bệnh trái là gà vài tuần tuổi đến tháng tuổi. Khi bị bệnh này, ở mí mắt, niêm mạc mũi, miệng (cả trong miệng gà) chỗ da mông ở cánh, ở khuỷu cánh và bàn chân gà nổi lên nhiều mụt to bằng hột bắp. Những mụt này sẽ có mủ và gây tác hại cho sức khoẻ của gà bệnh như bị nghẹt mũi, bị mù mắt, không ăn được do miệng nổi nhiều mụt, và chân đau nhức nên gà mất sức dần và chết.
Để phòng ngừa bệnh trái, khi gà tây con mới nở được 3 ngày ta nên trồng trái để ngừa bệnh (trễ nhất là 7 ngày). Mùa mưa bệnh trái phát mạnh hơn mùa nắng, vì vậy trong mùa mưa chủng bệnh này sớm hơn mới tốt.
Trị bệnh bằng cách rửa các mụt lở ở mắt và mũi bằng nước chín rồi dùng thuốc sulfate de zince vào mắt, và thuốc nhỏ mũi vào mũi. Rơ miệng bằng nước chanh nguyên chất, ngày vài ba lần, rồi xức thuốc xanh vào. Những mụt ở cánh, ở chân cũng dùng nước chanh chua hay nước khế chua mà rửa, sau đó xức thuốc xanh (Collyre Bleu).
Nên cách ly những gà bị bệnh khỏi bầy gà mạnh khi phát giác bệnh trái chớm phát, để khỏi bị lây lan.
  • Bệnh cầu trùng
Bệnh cầu trùng chỉ hại các loài thú tơ, trong đó có gà tây con. Bệnh cầu trùng do ký sinh trùng Coccidie ở trong ruột, tàn phá tế bào niêm ruột, khiến ruột mỏng sinh ra xuất huyết vì đứt mạch máu.
Gà tây bị bệnh này đi tiêu chảy phân vàng, có khi nâu vì lẫn máu. Khi bệnh trở nặng gà ỉa ra máu tưởi.
Nguyên do gà tây c on bị bệnh cầu trùng là do ăn phải phân của gà bệnh, có trứng cầu trùng Cocidie lẫn lộn trong đó. Loại trứng này sống lâu được trong đất ẩm ướt, dính vào cỏ, và trong những vùng nước tù đọng.
Gà tây con bị bệnh cầu trùng có dáng cù rụ, lông xù lên, uống nhiều nước, phân có bọt, nhiều khi lẫn máu. Gà bệnh chết rất nhanh từ 1 đến 5 ngày.
Ngừa bệnh bằng cách không nên nuôi gà tây con chung với gà lớn (Gà tây lớn cũng mắc bệnh cầu trùng nhưng chúng không phát bệnh và chết, tai hại là trong phân gà tây lớn có chứa trứng cầu trùng khiến gà tây con ăn phải nên bị bệnh). Nên vệ sinh chuồng nuôi cho sạch sẽ, cho gà tây con ở nơi ấm áp, tránh nuôi nơi ẩm thấp, lạnh lẽo.
Ngừa bệnh bằng thuốc Anti-coccid với liều lượng 20g pha vào 20 lít nước cho 100kg gà uống trong 1 ngày. Gà bệnh nặng nên tăng liều lượng thuốc lên gấp 2.
  • Bệnh đốt đỏ
Bệnh “đốt đỏ” của gà tây (Crise du rouge des dindonneaux) là bệnh đặc biệt của giống gà tây, các loại gia cầm khác không mắc phải.
Bệnh này chỉ có gà tây khoảng 2 tháng tuổi mới mắc phải, nhất là đối với những gà đang bị suy yếu sức lực. Ở vào tuổi này gà tây bắt đầy mọc mồng tích, trong thời gian mọc mồng tích này gày tây bị yếu sức rất nhiều do mồng tích mọc. Gà nào có sức đề kháng mạnh thì bệnh lướt qua, con nào yếu sức dễ bị chết.
Bệnh này chưa có thuốc đặc trị. Chỉ có cách phòng ngừa là trong hai tháng tuổi đầu cố nuôi gà con cho mập mạnh để khi mọc mồng tích chúng tránh được suy nhược quá mức để khỏi chết.
Ngoài những bệnh vừa kể, gà tây con còn bị bệnh hen, bệnh New Castle (tiêu phân xanh, đầu ngoẹo một bên), bệnh rận mạt và các bệnh thiếu vitamin.

Đăng nhận xét