Chọn giống

Chọn những con đầu thanh, ngực sâu, hoạt bát, lưng thẳng, bụng to vừa phải, hông rộng, lông mịn, bốn chân chắc khoẻ, bộ phận sinh dục phát triển và hoạt động tốt. Nếu có điều kiện nên chọn lọc qua đời trước (giống bố mẹ, ông bà…), qua bản thân (ngoại hình, khả năng thích nghi, khả năng sản xuất…) và qua đời sau. 

Ghép đôi giao phối 

Tốt nhất, nên cho heo rừng lai cái phối giống với heo rừng đực hoặc cho heo rừng lai cái phối giống với heo rừng lai đực để tạo ra con lai thương phẩm nuôi thịt… 

Phối giống và thời điểm phối giống thích hợp: 

Bỏ qua 1-2 lần động dục đầu tiên vì cơ thể chưa hoàn thiện, trứng rụng ít, phối giống, đậu thai hiệu quả thấp. 

Chu kỳ lên động dục của heo là 21 ngày, thời gian động dục kéo dài 3-5 ngày. Thời điểm phối giống thích hợp vào cuối ngày thứ 2 hoặc đầu ngày thứ 3 (tuỳ theo giống, tuổi), cho nên cần theo dơi biểu hiện của heo lên giống. Khi âm hộ chuyển từ màu hồng tươi sang màu hồng tái, có nếp nhăn và dịch nhờn tiết ra nhiều, tai chĩa về phía trước, có phản xạ đứng im là thời điểm phối giống thích hợp nhất. 


Kỹ thuật nuôi heo rừng lai

Chuồng trại

Chuồng trại rất đơn giản, tuy nhiên, phải nắm vững một số đặc điểm và tập tính của heo rừng lai để bố trí chuồng trại. 

Nên chọn chỗ đất cao và thoát nước để bố trí nuôi. Chỗ nuôi cũng nên có nguồn nước sạch. Nó không những cung cấp đủ nước cho heo uống mà quan trọng hơn là nó sẽ duy trì được hệ thực vật phong phú tại nơi nuôi và giữ được độ ẩm thích hợp. 

Chuồng trại càng cách xa khu dân cư và đường sá càng tốt. 

Ta có thể nuôi heo rừng lai theo kiểu nhốt trong chuồng hoặc nuôi theo kiểu thả rông trong những khu vực có cây xanh, có rào che chắn xung quanh. Điều quan trọng là hệ thống hàng rào phải hết sức chắc chắn. 

Thức ăn và khẩu phần thức ăn 

Bao gồm, thức ăn xanh tươi (cỏ, cây các loại), thức ăn tinh (hạt ngũ cốc, củ quả, mầm cây, rễ cây các loại), muối khoáng như tro bếp, đất sét, hỗn hợp đá liếm... Thực tế cho thấy, heo rừng thường tìm đến nương rẫy mới đốt kiếm tro, đất sét để ăn. 

Khẩu phần thức ăn cho heo rừng lai thông thường: 50% là rau, củ, quả các loại (có thể sản xuất tại trang trại), 50% là cám, gạo, ngũ cốc các loại, hèm bia, bã đậu… Mỗi ngày cho ăn 2 lần (sáng, chiều), một con heo lai trưởng thành tiêu thụ hết khoảng 2,0 -3,0kg thức ăn các loại. 

Thức ăn cho heo rừng lai, do con người cung cấp có thể thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng… cho nên ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, cần thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho heo. Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g; sắt sunphát 100g; đồng sunphát 50g; diêm sinh 100g; vôi tôi 1.000g… đất sét vừa đủ 3kg) cho heo liếm tự do cũng chỉ hết khoảng 20-25 gam/con/ngày. 

Thức ăn của heo rừng lai chủ yếu là thực vật. Không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi heo rừng lai vì nó sẽ làm cho phẩm chất thịt của heo rừng lai bị biến đổi và nhiều khi làm cho heo bị bệnh tiêu chảy... 

Heo ăn thức ăn xanh tươi ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho heo uống tự do. 

Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn, máng uống… 

Chăm sóc nuôi dưỡng

Heo rừng lai thích hợp với phương thức nuôi chăn thả trong vườn cây có rào dậu hay chăn thả tự nhiên, ít có sự tác động của con người. Heo rừng lai rất dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao. 
Khẩu phần thức ăn chủ yếu là thức ăn tươi sống, rau, củ quả, mầm cây, rễ cây, thức ăn tinh gồm hạt ngũ cốc các loại, thức ăn bổ sung muối khoáng như tro bếp, đất sét… Ngoài ra, cũng có thể bổ sung vào chuồng nuôi hoặc vườn nuôi chăn thả một số thức ăn tinh hỗn hợp, xương, bột xương, hỗn hợp đá liếm… cho heo ăn tự do. 

Heo đực giống: Nếu quản lý và chăm sóc tốt, 1 heo đực có thể phối 5-10 heo cái. Heo đực giống phải nuôi riêng và có chế độ bồi dưỡng, nhất là thức ăn tinh giàu đạm. Ngày phối giống bổ sung thêm thức ăn tinh, 1-2 quả trứng, muối khoáng, sinh tố cho ăn tự do... 

Heo cái giống: Heo rừng lai mắn đẻ, đẻ nhiều con, mỗi năm có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa 6-7 con, cá biệt có lứa đẻ 9-10 con và khéo nuôi con (nuôi con rất giỏi). Trong tự nhiên, khi đẻ heo mẹ tự chăm sóc, nuôi dưỡng con cái và tự tách bầy khi con lớn… 

Heo con: Heo sơ sinh màu lông đen, có những sọc nâu vàng chạy dọc thân, không cần đỡ đẻ, cắt rốn, chỉ khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ heo con đă có thể đứng dậy bú mẹ. 15-20 ngày chạy lon ton và bắt đầu tập ăn cỏ, cây. Heo con được 1,5-2 tháng tuổi đã cứng cáp, ăn được thức ăn do con người cung cấp thì có thể cai sữa, tách bầy làm giống… 

Heo sơ sinh có thể đạt 300-500 gr/con, 1 tháng tuổi 3-5 kg, 2 tháng tuổi 8-10 kg, 6 tháng tuổi 20-25 kg, 12 tháng tuổi có thể đạt 60-70% trọng lượng trưởng thành. Với cách nuôi và chế độ dinh dưỡng thông thường, sau 6 tháng nuôi, heo con có thể đạt trọng lượng 25kg và bán thịt. 

Hàng ngày, nên cho heo con vận động và tiếp xúc gần gũi với con người. 

Công tác thú y

Heo rừng lai là vật nuôi mới được lai tạo, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, thường bị một số bệnh như: Dịch tả, tiêu chảy, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, bệnh sán lá, bệnh ghẻ lở và một số bệnh khác... 

Khi heo rừng lai mắc một số bệnh về đường tiêu hoá có thể dùng các loại thuốc trị đau bụng, đầy hơi, khó tiêu… Cho uống hay chích, hoặc có thể dùng 5-10 kg rau dừa dại cho heo ăn hoặc bổ sung thức ăn, nước uống đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa… cũng có thể khỏi. 

Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn đảm bảo vệ sinh và giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ... Cần áp dụng tốt các biện pháp an toàn sinh học như: Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, cách ly khu vực chăn nuôi với các khu vực xung quanh… định kỳ tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm như phó thương hàn, dịch tả, lở mồm long móng (FMD), E.coli, dại… theo đặc điểm dịch tễ học của vùng và qui định của cơ quan thú y. 

Khi thời tiết thay đổi hoặc trạng thái sức khoẻ đàn heo có biểu hiện bệnh, cần thiết phải bổ sung kháng sinh vào thức ăn hoặc nước uống cho heo theo quy trình “ dùng thuốc 3 ngày, nghỉ 7 hoặc 10 ngày, rồi dùng tiếp 3 ngày”, cứ thế cho đến khi đàn heo trở lại bình thường, với liều phòng chỉ bằng 1/2-1/3 liều điều trị… 

BiotechVET tổng hợp

Biotech - VET - Kỹ thuật nuôi heo rừng lai

Chọn giống

Chọn những con đầu thanh, ngực sâu, hoạt bát, lưng thẳng, bụng to vừa phải, hông rộng, lông mịn, bốn chân chắc khoẻ, bộ phận sinh dục phát triển và hoạt động tốt. Nếu có điều kiện nên chọn lọc qua đời trước (giống bố mẹ, ông bà…), qua bản thân (ngoại hình, khả năng thích nghi, khả năng sản xuất…) và qua đời sau. 

Ghép đôi giao phối 

Tốt nhất, nên cho heo rừng lai cái phối giống với heo rừng đực hoặc cho heo rừng lai cái phối giống với heo rừng lai đực để tạo ra con lai thương phẩm nuôi thịt… 

Phối giống và thời điểm phối giống thích hợp: 

Bỏ qua 1-2 lần động dục đầu tiên vì cơ thể chưa hoàn thiện, trứng rụng ít, phối giống, đậu thai hiệu quả thấp. 

Chu kỳ lên động dục của heo là 21 ngày, thời gian động dục kéo dài 3-5 ngày. Thời điểm phối giống thích hợp vào cuối ngày thứ 2 hoặc đầu ngày thứ 3 (tuỳ theo giống, tuổi), cho nên cần theo dơi biểu hiện của heo lên giống. Khi âm hộ chuyển từ màu hồng tươi sang màu hồng tái, có nếp nhăn và dịch nhờn tiết ra nhiều, tai chĩa về phía trước, có phản xạ đứng im là thời điểm phối giống thích hợp nhất. 


Kỹ thuật nuôi heo rừng lai

Chuồng trại

Chuồng trại rất đơn giản, tuy nhiên, phải nắm vững một số đặc điểm và tập tính của heo rừng lai để bố trí chuồng trại. 

Nên chọn chỗ đất cao và thoát nước để bố trí nuôi. Chỗ nuôi cũng nên có nguồn nước sạch. Nó không những cung cấp đủ nước cho heo uống mà quan trọng hơn là nó sẽ duy trì được hệ thực vật phong phú tại nơi nuôi và giữ được độ ẩm thích hợp. 

Chuồng trại càng cách xa khu dân cư và đường sá càng tốt. 

Ta có thể nuôi heo rừng lai theo kiểu nhốt trong chuồng hoặc nuôi theo kiểu thả rông trong những khu vực có cây xanh, có rào che chắn xung quanh. Điều quan trọng là hệ thống hàng rào phải hết sức chắc chắn. 

Thức ăn và khẩu phần thức ăn 

Bao gồm, thức ăn xanh tươi (cỏ, cây các loại), thức ăn tinh (hạt ngũ cốc, củ quả, mầm cây, rễ cây các loại), muối khoáng như tro bếp, đất sét, hỗn hợp đá liếm... Thực tế cho thấy, heo rừng thường tìm đến nương rẫy mới đốt kiếm tro, đất sét để ăn. 

Khẩu phần thức ăn cho heo rừng lai thông thường: 50% là rau, củ, quả các loại (có thể sản xuất tại trang trại), 50% là cám, gạo, ngũ cốc các loại, hèm bia, bã đậu… Mỗi ngày cho ăn 2 lần (sáng, chiều), một con heo lai trưởng thành tiêu thụ hết khoảng 2,0 -3,0kg thức ăn các loại. 

Thức ăn cho heo rừng lai, do con người cung cấp có thể thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng… cho nên ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, cần thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho heo. Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g; sắt sunphát 100g; đồng sunphát 50g; diêm sinh 100g; vôi tôi 1.000g… đất sét vừa đủ 3kg) cho heo liếm tự do cũng chỉ hết khoảng 20-25 gam/con/ngày. 

Thức ăn của heo rừng lai chủ yếu là thực vật. Không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi heo rừng lai vì nó sẽ làm cho phẩm chất thịt của heo rừng lai bị biến đổi và nhiều khi làm cho heo bị bệnh tiêu chảy... 

Heo ăn thức ăn xanh tươi ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho heo uống tự do. 

Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn, máng uống… 

Chăm sóc nuôi dưỡng

Heo rừng lai thích hợp với phương thức nuôi chăn thả trong vườn cây có rào dậu hay chăn thả tự nhiên, ít có sự tác động của con người. Heo rừng lai rất dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao. 
Khẩu phần thức ăn chủ yếu là thức ăn tươi sống, rau, củ quả, mầm cây, rễ cây, thức ăn tinh gồm hạt ngũ cốc các loại, thức ăn bổ sung muối khoáng như tro bếp, đất sét… Ngoài ra, cũng có thể bổ sung vào chuồng nuôi hoặc vườn nuôi chăn thả một số thức ăn tinh hỗn hợp, xương, bột xương, hỗn hợp đá liếm… cho heo ăn tự do. 

Heo đực giống: Nếu quản lý và chăm sóc tốt, 1 heo đực có thể phối 5-10 heo cái. Heo đực giống phải nuôi riêng và có chế độ bồi dưỡng, nhất là thức ăn tinh giàu đạm. Ngày phối giống bổ sung thêm thức ăn tinh, 1-2 quả trứng, muối khoáng, sinh tố cho ăn tự do... 

Heo cái giống: Heo rừng lai mắn đẻ, đẻ nhiều con, mỗi năm có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa 6-7 con, cá biệt có lứa đẻ 9-10 con và khéo nuôi con (nuôi con rất giỏi). Trong tự nhiên, khi đẻ heo mẹ tự chăm sóc, nuôi dưỡng con cái và tự tách bầy khi con lớn… 

Heo con: Heo sơ sinh màu lông đen, có những sọc nâu vàng chạy dọc thân, không cần đỡ đẻ, cắt rốn, chỉ khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ heo con đă có thể đứng dậy bú mẹ. 15-20 ngày chạy lon ton và bắt đầu tập ăn cỏ, cây. Heo con được 1,5-2 tháng tuổi đã cứng cáp, ăn được thức ăn do con người cung cấp thì có thể cai sữa, tách bầy làm giống… 

Heo sơ sinh có thể đạt 300-500 gr/con, 1 tháng tuổi 3-5 kg, 2 tháng tuổi 8-10 kg, 6 tháng tuổi 20-25 kg, 12 tháng tuổi có thể đạt 60-70% trọng lượng trưởng thành. Với cách nuôi và chế độ dinh dưỡng thông thường, sau 6 tháng nuôi, heo con có thể đạt trọng lượng 25kg và bán thịt. 

Hàng ngày, nên cho heo con vận động và tiếp xúc gần gũi với con người. 

Công tác thú y

Heo rừng lai là vật nuôi mới được lai tạo, sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, thường bị một số bệnh như: Dịch tả, tiêu chảy, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, bệnh sán lá, bệnh ghẻ lở và một số bệnh khác... 

Khi heo rừng lai mắc một số bệnh về đường tiêu hoá có thể dùng các loại thuốc trị đau bụng, đầy hơi, khó tiêu… Cho uống hay chích, hoặc có thể dùng 5-10 kg rau dừa dại cho heo ăn hoặc bổ sung thức ăn, nước uống đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa… cũng có thể khỏi. 

Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn đảm bảo vệ sinh và giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ... Cần áp dụng tốt các biện pháp an toàn sinh học như: Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, cách ly khu vực chăn nuôi với các khu vực xung quanh… định kỳ tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm như phó thương hàn, dịch tả, lở mồm long móng (FMD), E.coli, dại… theo đặc điểm dịch tễ học của vùng và qui định của cơ quan thú y. 

Khi thời tiết thay đổi hoặc trạng thái sức khoẻ đàn heo có biểu hiện bệnh, cần thiết phải bổ sung kháng sinh vào thức ăn hoặc nước uống cho heo theo quy trình “ dùng thuốc 3 ngày, nghỉ 7 hoặc 10 ngày, rồi dùng tiếp 3 ngày”, cứ thế cho đến khi đàn heo trở lại bình thường, với liều phòng chỉ bằng 1/2-1/3 liều điều trị… 

BiotechVET tổng hợp

Đọc thêm
Nái sắp sinh thường biểu hiện ăn ít hay không ăn, có tiếng kêu rền của nái sắp đẻ, thường ủi phá nền chuồng (hiện tượng quầng ổ). Để nái ít hao tốn năng lượng do việc quầng ổ, ta nên rải rơm, cỏ khô hoặc bao bố sạch vào chuồng cho nái nằm.

Nái sắp sinh có thể tăng thân nhiệt, tăng nhịp thở, đi lại không yên trong chuồng, đi phân, đi tiểu nhiều lần (gọi là đi mót) làm cho ô chuồng dơ bẩn. Do đó cần vệ sinh và giữ chuồng luôn khô ráo để tránh nhiễm trùng cho heo con và bộ phận sinh dục heo nái sau khi đẻ.

Nái sắp đẻ có bộ vú phát triển rõ rệt,các núm vú dài hơn, quầng núm rộng. Heo sắc lông trắng thường có quầng núm vú và núm vú màu đỏ hồng, hai hàng vú tạo thành hai bệ sữa chạy dọc đường giữa bụng, có rãnh phân chia rõ rệt giữa hai hàng vú và các vú. 

Khi nặn đầu vú chưa thấy sữa non, chắc chắn nái chưa đẻ trong 4 - 6 giờ sắp tới; nếu sữa non rịn ra đầu vú qua hai lỗ tia sữa, nái sẽ đẻ trong vòng 6 giờ. Khi nặn các đầu vú đều có sữa non vọt thành tia dài, nái sẽ sinh trong vòng 2 giờ sau. Nếu bộ phận sinh dục có nước nhờn màu hồng và những hạt lợn cợn như hạt đu đủ (cứt su do heo con thải ra), nửa giờ sau nái sẽ đẻ. Nếu nái nằm nghiêng một bên, hơi thở đứt quãng, ép bụng, ép đùi, quẩy đuôi rặn đẻ thì chỉ vài mươi giây sau nái sẽ đẻ.


Chăm sóc heo nái và heo con

Chăm sóc nái đẻ 

Nơi nái đẻ phải thoáng mát, yên tĩnh. Nhiệt độ cao, ấm nóng, không thông thoáng làm cho nái thở mệt, lười rặn, đẻ chậm gây ngộp thai. Sự ồn ào, người lạ, sự hiện diện của thú lạ như chó mèo có thể làm nái hoảng sợ hoặc hung dữ, ngưng đẻ hoặc đẻ chậm, số heo con chết lúc đẻ tăng.

Thông thường mỗi 15 - 20 phút nái đẻ 1 con, có khi nái đẻ liên tiếp nhiều con rồi ngưng nghỉ một thời gian. Bình thường, khoảng 3 - 4 giờ nái đẻ hết số con, nhau được tống ra sau cùng. Những nái tống nhau ra hàng loạt sau chót thường ít bị viêm nhiễm đường sinh dục vì lá nhau như là chất “lau rửa” tống khứ chất dịch hậu sản ra khỏi đường sinh dục. Trái lại nái có thai chết trước khi sinh hoặc thai lớn còn nằm trong bọc nhau, thì nái ít rặn, chậm đẻ; những thai này ảnh hưởng xấu đến những thai còn sống bên trong (tăng số heo con ngộp, chết trong lúc sinh: chết tươi).

Cần cảnh giác các trường hợp nái sinh con nhanh bỗng nhiên ngưng đẻ, cường độ rặn yếu để có biện pháp can thiệp kịp thời tống những thai chết trước khi sinh, cứu sống những thai sống trong bụng nái. Cũng có trường hợp sau khi tống hết số nhau (bằng số con đẻ ra), vẫn còn sót thai. Nguyên nhân do thai này to và cũng do nái mệt, ngủ nên không đẻ ra kịp. Hậu quả là thai chết, thai bị sình thối gây viêm nhiễm trùng nặng cho nái; nái sốt cao, bỏ ăn, mất sữa…; heo con chết vì đói.

Nhiều trường hợp nái đẻ mà heo con vẫn còn nằm trong bọc nhau, cần nhanh chóng xé bọc để heo thở, không bị chết ngộp. Sau khi nái đẻ hết con, nhau sẽ tống ra (số lá nhau bằng số con). Nái cho con bú mà đuôi buông thỏng thì xem như không còn sót con, sót nhau. Trái lại, khi cho con bú, nái vẫn còn cong đuôi (đuôi quấn một vòng cong) và quan sát kỹ có thể thấy thỉnh thoảng nái nín thở, ép bụng thì xem như vẫn còn sót con hay sót nhau. Dấu hiệu cong đuôi thường báo hiệu rất chính xác tình trạng sót con, sót nhau. Heo nái đẻ sót con xảy ra nhiều hơn sót nhau so với những thú khác.

Trong khi đẻ, nhiều nái thường đứng dậy, đi uống nước, hoặc đi phân, đi tiểu, trở thế nằm để tiếp tục đẻ. Nguyên nhân có thể do thai phân bố hai bên sừng tử cung. Do vậy khi thấy nái đẻ một số con rồi ngưng nghỉ, ta nên nhẹ nhàng đỡ nái đứng dậy đi một vòng và tác động các vú đối diện để cho nái trở bề nằm (nếu muốn nái nằm bên phải thì xoa nắn bệ vú, hàng vú bên trái và ngược lại).

Trước khi nái đẻ cần vệ sinh sạch sẽ vùng hội âm (quãng giữa âm hộ với hậu môn). Vùng này thường có nhiều nếp gấp, da chết, tích tụ chất bẩn hoặc phân dính, chúng dễ vấy nhiễm vào âm đạo khi can thiệp móc thai. Nên cắt sạch lông đuôi để tránh tình trạng nái quẩy đuôi khi rặn đẻ làm văng và phát tán dịch nhày (sản dịch), hoặc dịch hậu sản, hoặc mủ (khi bị viêm đường sinh dục). Việc cắt lông đuôi cũng có lợi cho chủ nuôi đoán biết khoảng cách giữa hai lứa đẻ của nái (lông đuôi dài ra thì khoảng cách giữa hai lứa đẻ dài và ngược lại). Một số trại, chủ trương cắt đuôi heo nái; như vậy khó phát hiện tình trạng sót con, sót nhau sau khi đẻ.

Chăm sóc heo sơ sinh

Sau khi đẻ, heo sơ sinh được xách dốc ngược đầu cho nước nhờn trong xoang miệng và mũi chảy ra ngoài, không chảy ngược vào khí quản gây nghẽn đường thở. Việc xách dốc ngược cũng giúp máu dồn về não ở những con bị ngộp nhờ đó não không bị liệt.

Khi thấy heo con bắt đầu loi nhoi cử động, ta tiến hành lau sạch chất nhày toàn thân, cột rốn cách thành bụng 4 cm và cắt rốn cách chỗ cột 1 cm. Chỉ cột rốn và kéo cắt rốn phải được sát trùng cẩn thận. Sau khi cắt rốn phải kiểm tra xem có rỉ máu vì cột rốn không chặt. Nhúng rốn vào dung dịch cồn iốt 5% để sát trùng. Heo sơ sinh được cắt bỏ 8 răng nhằm tránh gây đau vú mẹ khi bú.

Nên úm heo con sơ sinh nếu nhiệt độ bên ngoài lạnh nhằm tránh tình trạng heo con tiêu hao nhiều năng lượng để chống lạnh. Nhiệt độ úm khoảng 30 – 33 độ C. Ta nên cho heo con bú ngay khi chúng ủi nhau tìm bú vì heo con bắt đầu đói. Không nên giữ lâu trong ổ úm, chúng có thể bú rốn lẫn nhau gây nhiễm trùng rốn hoặc tuột chỉ cột rốn, gây chảy máu nguy hiểm cho con bú rốn và con bị bú rốn. Khi heo con trong ổ úm tản ra nghĩa là nhiệt độ úm cao, nên hạ nhiệt độ.

Nên làm vệ sinh kỹ các vú. Mỗi vú thường có hai lỗ tia sữa. Các lỗ này thường ứ đọng các chất bẫn hoặc phân. Nơi đây chứa nhiều mầm bệnh, cần cạy bỏ và nặn bỏ vài tia sữa đầu. Lau sạch vú bằng thuốc sát trùng nhẹ trước khi cho heo con bú. 

BiotechVET tổng hợp

Biotech - VET - Kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng heo nái đẻ và heo con sơ sinh

Nái sắp sinh thường biểu hiện ăn ít hay không ăn, có tiếng kêu rền của nái sắp đẻ, thường ủi phá nền chuồng (hiện tượng quầng ổ). Để nái ít hao tốn năng lượng do việc quầng ổ, ta nên rải rơm, cỏ khô hoặc bao bố sạch vào chuồng cho nái nằm.

Nái sắp sinh có thể tăng thân nhiệt, tăng nhịp thở, đi lại không yên trong chuồng, đi phân, đi tiểu nhiều lần (gọi là đi mót) làm cho ô chuồng dơ bẩn. Do đó cần vệ sinh và giữ chuồng luôn khô ráo để tránh nhiễm trùng cho heo con và bộ phận sinh dục heo nái sau khi đẻ.

Nái sắp đẻ có bộ vú phát triển rõ rệt,các núm vú dài hơn, quầng núm rộng. Heo sắc lông trắng thường có quầng núm vú và núm vú màu đỏ hồng, hai hàng vú tạo thành hai bệ sữa chạy dọc đường giữa bụng, có rãnh phân chia rõ rệt giữa hai hàng vú và các vú. 

Khi nặn đầu vú chưa thấy sữa non, chắc chắn nái chưa đẻ trong 4 - 6 giờ sắp tới; nếu sữa non rịn ra đầu vú qua hai lỗ tia sữa, nái sẽ đẻ trong vòng 6 giờ. Khi nặn các đầu vú đều có sữa non vọt thành tia dài, nái sẽ sinh trong vòng 2 giờ sau. Nếu bộ phận sinh dục có nước nhờn màu hồng và những hạt lợn cợn như hạt đu đủ (cứt su do heo con thải ra), nửa giờ sau nái sẽ đẻ. Nếu nái nằm nghiêng một bên, hơi thở đứt quãng, ép bụng, ép đùi, quẩy đuôi rặn đẻ thì chỉ vài mươi giây sau nái sẽ đẻ.


Chăm sóc heo nái và heo con

Chăm sóc nái đẻ 

Nơi nái đẻ phải thoáng mát, yên tĩnh. Nhiệt độ cao, ấm nóng, không thông thoáng làm cho nái thở mệt, lười rặn, đẻ chậm gây ngộp thai. Sự ồn ào, người lạ, sự hiện diện của thú lạ như chó mèo có thể làm nái hoảng sợ hoặc hung dữ, ngưng đẻ hoặc đẻ chậm, số heo con chết lúc đẻ tăng.

Thông thường mỗi 15 - 20 phút nái đẻ 1 con, có khi nái đẻ liên tiếp nhiều con rồi ngưng nghỉ một thời gian. Bình thường, khoảng 3 - 4 giờ nái đẻ hết số con, nhau được tống ra sau cùng. Những nái tống nhau ra hàng loạt sau chót thường ít bị viêm nhiễm đường sinh dục vì lá nhau như là chất “lau rửa” tống khứ chất dịch hậu sản ra khỏi đường sinh dục. Trái lại nái có thai chết trước khi sinh hoặc thai lớn còn nằm trong bọc nhau, thì nái ít rặn, chậm đẻ; những thai này ảnh hưởng xấu đến những thai còn sống bên trong (tăng số heo con ngộp, chết trong lúc sinh: chết tươi).

Cần cảnh giác các trường hợp nái sinh con nhanh bỗng nhiên ngưng đẻ, cường độ rặn yếu để có biện pháp can thiệp kịp thời tống những thai chết trước khi sinh, cứu sống những thai sống trong bụng nái. Cũng có trường hợp sau khi tống hết số nhau (bằng số con đẻ ra), vẫn còn sót thai. Nguyên nhân do thai này to và cũng do nái mệt, ngủ nên không đẻ ra kịp. Hậu quả là thai chết, thai bị sình thối gây viêm nhiễm trùng nặng cho nái; nái sốt cao, bỏ ăn, mất sữa…; heo con chết vì đói.

Nhiều trường hợp nái đẻ mà heo con vẫn còn nằm trong bọc nhau, cần nhanh chóng xé bọc để heo thở, không bị chết ngộp. Sau khi nái đẻ hết con, nhau sẽ tống ra (số lá nhau bằng số con). Nái cho con bú mà đuôi buông thỏng thì xem như không còn sót con, sót nhau. Trái lại, khi cho con bú, nái vẫn còn cong đuôi (đuôi quấn một vòng cong) và quan sát kỹ có thể thấy thỉnh thoảng nái nín thở, ép bụng thì xem như vẫn còn sót con hay sót nhau. Dấu hiệu cong đuôi thường báo hiệu rất chính xác tình trạng sót con, sót nhau. Heo nái đẻ sót con xảy ra nhiều hơn sót nhau so với những thú khác.

Trong khi đẻ, nhiều nái thường đứng dậy, đi uống nước, hoặc đi phân, đi tiểu, trở thế nằm để tiếp tục đẻ. Nguyên nhân có thể do thai phân bố hai bên sừng tử cung. Do vậy khi thấy nái đẻ một số con rồi ngưng nghỉ, ta nên nhẹ nhàng đỡ nái đứng dậy đi một vòng và tác động các vú đối diện để cho nái trở bề nằm (nếu muốn nái nằm bên phải thì xoa nắn bệ vú, hàng vú bên trái và ngược lại).

Trước khi nái đẻ cần vệ sinh sạch sẽ vùng hội âm (quãng giữa âm hộ với hậu môn). Vùng này thường có nhiều nếp gấp, da chết, tích tụ chất bẩn hoặc phân dính, chúng dễ vấy nhiễm vào âm đạo khi can thiệp móc thai. Nên cắt sạch lông đuôi để tránh tình trạng nái quẩy đuôi khi rặn đẻ làm văng và phát tán dịch nhày (sản dịch), hoặc dịch hậu sản, hoặc mủ (khi bị viêm đường sinh dục). Việc cắt lông đuôi cũng có lợi cho chủ nuôi đoán biết khoảng cách giữa hai lứa đẻ của nái (lông đuôi dài ra thì khoảng cách giữa hai lứa đẻ dài và ngược lại). Một số trại, chủ trương cắt đuôi heo nái; như vậy khó phát hiện tình trạng sót con, sót nhau sau khi đẻ.

Chăm sóc heo sơ sinh

Sau khi đẻ, heo sơ sinh được xách dốc ngược đầu cho nước nhờn trong xoang miệng và mũi chảy ra ngoài, không chảy ngược vào khí quản gây nghẽn đường thở. Việc xách dốc ngược cũng giúp máu dồn về não ở những con bị ngộp nhờ đó não không bị liệt.

Khi thấy heo con bắt đầu loi nhoi cử động, ta tiến hành lau sạch chất nhày toàn thân, cột rốn cách thành bụng 4 cm và cắt rốn cách chỗ cột 1 cm. Chỉ cột rốn và kéo cắt rốn phải được sát trùng cẩn thận. Sau khi cắt rốn phải kiểm tra xem có rỉ máu vì cột rốn không chặt. Nhúng rốn vào dung dịch cồn iốt 5% để sát trùng. Heo sơ sinh được cắt bỏ 8 răng nhằm tránh gây đau vú mẹ khi bú.

Nên úm heo con sơ sinh nếu nhiệt độ bên ngoài lạnh nhằm tránh tình trạng heo con tiêu hao nhiều năng lượng để chống lạnh. Nhiệt độ úm khoảng 30 – 33 độ C. Ta nên cho heo con bú ngay khi chúng ủi nhau tìm bú vì heo con bắt đầu đói. Không nên giữ lâu trong ổ úm, chúng có thể bú rốn lẫn nhau gây nhiễm trùng rốn hoặc tuột chỉ cột rốn, gây chảy máu nguy hiểm cho con bú rốn và con bị bú rốn. Khi heo con trong ổ úm tản ra nghĩa là nhiệt độ úm cao, nên hạ nhiệt độ.

Nên làm vệ sinh kỹ các vú. Mỗi vú thường có hai lỗ tia sữa. Các lỗ này thường ứ đọng các chất bẫn hoặc phân. Nơi đây chứa nhiều mầm bệnh, cần cạy bỏ và nặn bỏ vài tia sữa đầu. Lau sạch vú bằng thuốc sát trùng nhẹ trước khi cho heo con bú. 

BiotechVET tổng hợp

Đọc thêm
Để nái có thể tiết sữa tốt, chuồng trại cho nái không quá nóng, quá lạnh, không khí khô thoáng, tránh bị gió lùa mưa tạt. Thức ăn của heo nái giai đoạn hậu bị cần phải đủ chất, không hư mốc, phải đủ lượng chất xơ cần thiết để heo không bị táo bón. Và nhớ phải luôn cung cấp đủ nước.

Về khả năng tiết sữa của nái thì thay đổi theo từng cá thể, giống, số con nuôi, lứa để, tình trạng dinh dưỡng, khí hậu, biện pháp chăm sóc. Và trong 3 nhóm giống Yorkshire, Duroc, Landrace thì Landrace có khả năng cho sữa tốt nhưng cần phải đảm bảo thỏa mãn đủ nhu cầu dinh dưỡng.

Thông thường khi nái đẻ lứa 1, lứa 2 thì khả năng tiết sữa kém hơn lứa thứ 3, thứ 4 nhưng lại sinh nhiều con nhất. Đôi khi cũng có vài trường hợp nái đẻ lứa 6, 7 vẫn còn có thể tiết sữa tốt. Heo nái hậu bị trong mùa nóng (tầm tháng 4, 5 dương lịch) kém sữa nhất. Nái đẻ trong tháng 12, tháng 1 thì lại tiết sữa tốt hơn. Theo quan sát những nái nuôi dưới 6 con/ổ khả năng tiết sữa ít hơn những nái nuôi khoảng 9 – 10 con/ ổ. Nái nuôi quá nhiều con thì khả năng tiết sữa giảm đi vì cơ thể nái gầy sút nhanh, suy nhược.


Nuôi heo nái giai đoạn hậu bị

Heo nái nuôi con tháng thứ nhất thường bị giảm khoảng 10% trọng lượng cơ thể. Dinh dưỡng trong thức ăn xấu thiếu dưỡng chất cũng có thể làm nái giảm trọng nhiều hơn và khiến nái chậm động dục trở lại sau khi cai sữa cho con.

Trong khoảng thời gian tiết sữa nuôi con, cần có sự cân bằng âm giữa lượng canxi, chất béo, phốt-pho giữa khẩu phần ăn và lượng sữa nuôi con. Nái mẹ phải lấy canxi, phốt-pho, chất béo dự trữ ở trong cơ thể để sản xuất sữa. Cho nên, trong thời gian nái nuôi con giảm nhanh lớp mỡ bọc thân (hay còn gọi là mỡ dưới da), xương trở nên xốp hơn, chân nái nên dễ bị bại. Tuy nhiên, bà con cho rằng phải cho heo ăn dư canxi, phốt-pho, chất béo thì đó cũng không tốt. Cái gì cũng cần đủ và cân bằng. Tương tự, việc gia tăng hàm lượng chất sắt trong khẩu phần ăn của nái mẹ cũng không thể làm tăng chất sắt trong sữa. Bà con nên tiêm thêm sắt để giúp heo con tránh sự thiếu sắt vào tuần lễ thứ 2, thứ 3. Cần bổ sung chế phẩm chứa nhiều iốt cho nái để tăng hoạt động tuyến giáp. Giúp cho nái có thể tiết sữa tốt hơn, nhưng thận trọng không nên dùng quá liều. vì chế phẩm chứa iốt cũng không thể trị các chứng viêm vú, tắc sữa, sốt sữa hoặc tuyến sữa bị teo.

BiotechVET tổng hợp

Biotech - VET - Kỹ thuật nuôi heo nái giai đoạn hậu bị

Để nái có thể tiết sữa tốt, chuồng trại cho nái không quá nóng, quá lạnh, không khí khô thoáng, tránh bị gió lùa mưa tạt. Thức ăn của heo nái giai đoạn hậu bị cần phải đủ chất, không hư mốc, phải đủ lượng chất xơ cần thiết để heo không bị táo bón. Và nhớ phải luôn cung cấp đủ nước.

Về khả năng tiết sữa của nái thì thay đổi theo từng cá thể, giống, số con nuôi, lứa để, tình trạng dinh dưỡng, khí hậu, biện pháp chăm sóc. Và trong 3 nhóm giống Yorkshire, Duroc, Landrace thì Landrace có khả năng cho sữa tốt nhưng cần phải đảm bảo thỏa mãn đủ nhu cầu dinh dưỡng.

Thông thường khi nái đẻ lứa 1, lứa 2 thì khả năng tiết sữa kém hơn lứa thứ 3, thứ 4 nhưng lại sinh nhiều con nhất. Đôi khi cũng có vài trường hợp nái đẻ lứa 6, 7 vẫn còn có thể tiết sữa tốt. Heo nái hậu bị trong mùa nóng (tầm tháng 4, 5 dương lịch) kém sữa nhất. Nái đẻ trong tháng 12, tháng 1 thì lại tiết sữa tốt hơn. Theo quan sát những nái nuôi dưới 6 con/ổ khả năng tiết sữa ít hơn những nái nuôi khoảng 9 – 10 con/ ổ. Nái nuôi quá nhiều con thì khả năng tiết sữa giảm đi vì cơ thể nái gầy sút nhanh, suy nhược.


Nuôi heo nái giai đoạn hậu bị

Heo nái nuôi con tháng thứ nhất thường bị giảm khoảng 10% trọng lượng cơ thể. Dinh dưỡng trong thức ăn xấu thiếu dưỡng chất cũng có thể làm nái giảm trọng nhiều hơn và khiến nái chậm động dục trở lại sau khi cai sữa cho con.

Trong khoảng thời gian tiết sữa nuôi con, cần có sự cân bằng âm giữa lượng canxi, chất béo, phốt-pho giữa khẩu phần ăn và lượng sữa nuôi con. Nái mẹ phải lấy canxi, phốt-pho, chất béo dự trữ ở trong cơ thể để sản xuất sữa. Cho nên, trong thời gian nái nuôi con giảm nhanh lớp mỡ bọc thân (hay còn gọi là mỡ dưới da), xương trở nên xốp hơn, chân nái nên dễ bị bại. Tuy nhiên, bà con cho rằng phải cho heo ăn dư canxi, phốt-pho, chất béo thì đó cũng không tốt. Cái gì cũng cần đủ và cân bằng. Tương tự, việc gia tăng hàm lượng chất sắt trong khẩu phần ăn của nái mẹ cũng không thể làm tăng chất sắt trong sữa. Bà con nên tiêm thêm sắt để giúp heo con tránh sự thiếu sắt vào tuần lễ thứ 2, thứ 3. Cần bổ sung chế phẩm chứa nhiều iốt cho nái để tăng hoạt động tuyến giáp. Giúp cho nái có thể tiết sữa tốt hơn, nhưng thận trọng không nên dùng quá liều. vì chế phẩm chứa iốt cũng không thể trị các chứng viêm vú, tắc sữa, sốt sữa hoặc tuyến sữa bị teo.

BiotechVET tổng hợp

Đọc thêm
Hiện nay, với xu hướng chăn nuôi trang trại áp dụng khoa học kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình nuôi heo thịt siêu nạc đang được nhân rộng và áp dụng rất thành công. Heo thịt siêu nạc cho năng suất thịt cao, dễ chăn nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế.

Cách cung cấp thức ăn

Nguồn thức ăn

+ Thức ăn là nhân tố quan trọng góp phần cho sự phát triển và năng suất vật nuôi. Vì vậy, tùy vào quy mô, phương pháp chăn nuôi và đặc điểm của trang trại mà áp dụng cụ thể.

+ Đối với mô hình nuôi heo thịt siêu nạc nên sử dụng các thức ăn đậm đặc trộn với thức ăn xanh có sẵn.

+ Chế biến các loại thức ăn hỗn hợp đảm bảo đa dạng chất dinh dưỡng.

+ Kết hợp thức ăn công nghiệp, thức ăn gia súc


Kỹ thuật chăn nuôi heo thịt siêu nạc

Kỹ thuật nuôi heo thịt siêu nạc phát triển khỏe mạnh

Pha trộn thức ăn cần áp dụng công thức hợp lý.

+ Sử dụng bột mì đã qua chế biến để tránh ngộ độc cho heo.

+ Không cho heo ăn đậu nành sống, vì dễ bị tiêu chảy nên chế biến đậu nành trước khi cho heo ăn.

+ Sử dụng các loại bột cá đảm bảo an toàn, không lẫn tạp vật

+ Cung cấp đầy đủ axit amin, vitamin, khóang vi lượng…

Chế độ cho ăn thích hợp

+ Mới gộp đàn nên tách heo mới ra khỏi đàn heo trước để tránh tình trạng cắn nhau. Tắm cho heo sạch sẽ, thời gian đầu cho heo ăn lượng thức ăn ½ với nhu cầu hàng ngày, khi nuôi được 3 ngày tuổi thì cho heo ăn no, sử dụng cùng loại thức ăn.

+ Cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, để không mất nhiều thời gian mà heo phát triển tốt nhất, quay vốn nhanh, thì nên cho heon ăn tự do heo nhu cầu sau khi cai sữa. Có thể dùng định kỳ hoặc giai đoạn vỗ béo dùng Bộ sản phẩm vỗ cho heo: BTV - Dinh dưỡng lợn kết hợp BTV - Llysine 98%

Cách chăm sóc

+ Để các hoạt động của heo không bị xáo trộn cũng như ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, sức khỏe, bà con cần vệ sinh chuồng trại, các vật dụng chăn nuôi cũng như khu vực xung quanh sạch sẽ, đảm bảo độ thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, oxy.

+ Quan sát, kiểm tra biểu hiện của đàn heo để có biện pháp phòng chống kịp thời. Kiểm tra tất cả số lượng đầu vào, đầu ra, thành phần, khẩu phần ăn…để có thể thay đổi thích hợp.

+ Nguồn thức ăn trước khi cho heo sử dụng cần kiểm tra đầy đủ đảm bảo tiêu chuẩn.

Phòng điều trị bệnh

+ Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, tiêm phòng đầy đủ vaccin phòng chống dịch bệnh.

+ Để phòng tránh dịch bệnh nên ngăn cách khu vực chăn nuôi heo với các loại vật nuôi khác.

+ Cần phun thuốc khử trùng toàn bộ chuồng trại và khu vực chăn nuôi trước khi thả heo vào chuồng nuôi trong 3 ngày

+ Dọn vệ sinh hàng ngày đảm bảo đủ độ thông thoáng

Vệ sinh nguồn thức ăn

+ Thức ăn cho heo sử dụng cần được kiểm tra kỹ lưỡng, đảm bảo độ an toàn thực phẩm, không bị ôi thiu, thối mốc…
Nguồn nước uống cũng đảm bảo không bị ô nhiễm

Tiêm phòng

+ Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh truyền nhiễm, bệnh huyết trùng, thương hàn, dịch tả, bệnh lở mồm long móng… để tạo ra những giống heo khỏe mạnh, đạt tiêu chuẩn, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Hi vọng những kinh nghiệm trong kỹ thuật nuôi heo thịt siêu nạc trên sẽ giúp bà con có những biện pháp tốt nhất trong cách chăm sóc nuôi dưỡng, cách phòng điều trị bệnh hiệu quả để cho đàn heo thịt siêu nạc khỏe mạnh tạo giống thịt thơm ngon.

BiotechVET tổng hợp

Biotech - VET - Kỹ thuật nuôi heo thịt siêu nạc

Hiện nay, với xu hướng chăn nuôi trang trại áp dụng khoa học kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình nuôi heo thịt siêu nạc đang được nhân rộng và áp dụng rất thành công. Heo thịt siêu nạc cho năng suất thịt cao, dễ chăn nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế.

Cách cung cấp thức ăn

Nguồn thức ăn

+ Thức ăn là nhân tố quan trọng góp phần cho sự phát triển và năng suất vật nuôi. Vì vậy, tùy vào quy mô, phương pháp chăn nuôi và đặc điểm của trang trại mà áp dụng cụ thể.

+ Đối với mô hình nuôi heo thịt siêu nạc nên sử dụng các thức ăn đậm đặc trộn với thức ăn xanh có sẵn.

+ Chế biến các loại thức ăn hỗn hợp đảm bảo đa dạng chất dinh dưỡng.

+ Kết hợp thức ăn công nghiệp, thức ăn gia súc


Kỹ thuật chăn nuôi heo thịt siêu nạc

Kỹ thuật nuôi heo thịt siêu nạc phát triển khỏe mạnh

Pha trộn thức ăn cần áp dụng công thức hợp lý.

+ Sử dụng bột mì đã qua chế biến để tránh ngộ độc cho heo.

+ Không cho heo ăn đậu nành sống, vì dễ bị tiêu chảy nên chế biến đậu nành trước khi cho heo ăn.

+ Sử dụng các loại bột cá đảm bảo an toàn, không lẫn tạp vật

+ Cung cấp đầy đủ axit amin, vitamin, khóang vi lượng…

Chế độ cho ăn thích hợp

+ Mới gộp đàn nên tách heo mới ra khỏi đàn heo trước để tránh tình trạng cắn nhau. Tắm cho heo sạch sẽ, thời gian đầu cho heo ăn lượng thức ăn ½ với nhu cầu hàng ngày, khi nuôi được 3 ngày tuổi thì cho heo ăn no, sử dụng cùng loại thức ăn.

+ Cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, để không mất nhiều thời gian mà heo phát triển tốt nhất, quay vốn nhanh, thì nên cho heon ăn tự do heo nhu cầu sau khi cai sữa. Có thể dùng định kỳ hoặc giai đoạn vỗ béo dùng Bộ sản phẩm vỗ cho heo: BTV - Dinh dưỡng lợn kết hợp BTV - Llysine 98%

Cách chăm sóc

+ Để các hoạt động của heo không bị xáo trộn cũng như ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, sức khỏe, bà con cần vệ sinh chuồng trại, các vật dụng chăn nuôi cũng như khu vực xung quanh sạch sẽ, đảm bảo độ thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, oxy.

+ Quan sát, kiểm tra biểu hiện của đàn heo để có biện pháp phòng chống kịp thời. Kiểm tra tất cả số lượng đầu vào, đầu ra, thành phần, khẩu phần ăn…để có thể thay đổi thích hợp.

+ Nguồn thức ăn trước khi cho heo sử dụng cần kiểm tra đầy đủ đảm bảo tiêu chuẩn.

Phòng điều trị bệnh

+ Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, tiêm phòng đầy đủ vaccin phòng chống dịch bệnh.

+ Để phòng tránh dịch bệnh nên ngăn cách khu vực chăn nuôi heo với các loại vật nuôi khác.

+ Cần phun thuốc khử trùng toàn bộ chuồng trại và khu vực chăn nuôi trước khi thả heo vào chuồng nuôi trong 3 ngày

+ Dọn vệ sinh hàng ngày đảm bảo đủ độ thông thoáng

Vệ sinh nguồn thức ăn

+ Thức ăn cho heo sử dụng cần được kiểm tra kỹ lưỡng, đảm bảo độ an toàn thực phẩm, không bị ôi thiu, thối mốc…
Nguồn nước uống cũng đảm bảo không bị ô nhiễm

Tiêm phòng

+ Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh truyền nhiễm, bệnh huyết trùng, thương hàn, dịch tả, bệnh lở mồm long móng… để tạo ra những giống heo khỏe mạnh, đạt tiêu chuẩn, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Hi vọng những kinh nghiệm trong kỹ thuật nuôi heo thịt siêu nạc trên sẽ giúp bà con có những biện pháp tốt nhất trong cách chăm sóc nuôi dưỡng, cách phòng điều trị bệnh hiệu quả để cho đàn heo thịt siêu nạc khỏe mạnh tạo giống thịt thơm ngon.

BiotechVET tổng hợp

Đọc thêm
Bò mang thai 280 ngày (hơn 9 tháng), vì vậy việc biết ngày sinh của bò là rất quan trọng. Để dự tính ngày sinh của bò, phải tính từ ngày phối giống cộng thêm 280 ngày.

1. Cách tính ngày

- Lấy ngày phối giống bò cộng với 5 hay 7 ngày (có thể vào tháng 2 có 28 ngày) và lấy tháng phối giống cộng với 9, sẽ có ngày sinh dự kiến. Ví dụ:

+ Bò phối giống lần cuối vào 10-2-2020, cách tính sẽ là ngày 10 + ngày 7 = ngày 17; tháng 2 + tháng 9 = 11 tháng, vậy là ngày sinh dự kiến vào ngày 17-11-2020.

+ Bò phối giống 7-3-2020, sẽ là: ngày 7 + ngày 5 = ngày 12; tháng 3 + tháng 9 = 12 tháng, vậy ngày sinh dự kiến vào ngày 12-12-2020.

+ Bò cũng có thể sinh sớm hơn hay muộn hơn nên cần theo dõi biểu hiện của bò mẹ trước ngày sinh dự kiến là 7-10 ngày.


Việc tính toán ngày sinh của bỏ, giúp bà con chủ động hơn

2. Biểu hiện khi sắp sinh

7-10 ngày trước khi sinh, bầu vú bò mẹ từ từ căng lên, núm vú căng chứa đầy sữa là bò sắp đẻ. Chú ý theo dõi đề phòng viêm vú trước khi sinh.

1-3 ngày trước khi sinh, âm hộ chảy ra nhiều dịch nhờn đặc màu trắng. Khi dịch nhờn loãng dần là bò sắp đẻ. Hiện tượng sụp mông thấy rõ ở hai bên gốc đuôi, đuôi lệch sang một bên và ít cử động. Bò có biểu hiện bồn chồn, hay đứng lên nằm xuống, đi tiêu, tiểu nhiều lần... 

3. Khi bò đẻ khó thì có biểu hiện gì? Cách phòng trị?

Nguyên nhân 

- Bò mẹ ít vận động, thức ăn ít chất xơn nên bị suy yếu.

- Do hẹp khung chậu.

- Do hẹp âm đạo, có u bướu ở âm đạo hoặc tử cung vặn cổ tử cung.

- Do tư thế thai không bình thường. 

Điều trị 

- Dùng dây mềm buộc hai chân trước của thai, kéo mạnh theo nhịp rặn của bò mẹ để lôi thai ra.

- Dùng ngón tay cái cho vào mồm thai, ngón trỏ kẹp chặt hàm dưới kéo thai ra.

- Dùng dây buộc từ sau đầu tới hàm dưới kéo thai ra.

- Có thể dùng dầu parafin lỏng 200 - 400ml làm trơn tử cung âm đạo.

- Nếu đã làm hết cách mà thai không ra thì phải mổ bụng lấy thai.

Trường hợp vặn cổ tử cung:

- Dùng mỏ vịt kiểm tra qua trực tràng. Nếu xoắn ít thì dùng tay lật xoay tử cung theo chiều ngược lại.

- Trường hợp do tư thế thai không bình thường:

- Gâv tê tủy sống ở khấu đuôi 1 - 2 bằng 20 - 40ml Novocain 3%.

- Sau đó dùng tay đẩy thai vào trong xoang bụng rộng rãi để sữa lại về tư thế bình thường: đầu và 2 chân trước ra trước, hoặc mông và 2 chân sau ra trước, sau đó kéo thai ra.

Mổ bụng lấy thai

Nếu thai chết trong bụng thì dùng móc sản khoa móc vào mắt hoặc vào hốc mũi để lôi thai ra.

Trường hợp thai chết quá to thì phải cắt thai ra từng mảnh để lấy ra.

Sau khi bò đẻ nhất là đẻ khó cần phải rửa sạch âm hộ, âm đạo, tử cung bằng thuốc sát trùng. Bơm rửa 3-4 lần/ngày trong 3-5 ngày. Nếu có biểu hiện viêm phải thụt rửa bằng thuốc kháng sinh hoặc tiêm.

Lưu ý: Khi gặp trường hợp khó, không biết xử lý. Khuyến cáo bà con liên hệ cơ sở thú y để được hỗ trợ.

Hi vọng bài viết này giúp ích cho bà con trong việc dự đoán ngày sinh của bê cũng như các vấn đề xảy ra trong lúc bò đẻ. Chúc bà con thành công!

BiotechVET tổng hợp

Biotech - VET - Phương pháp dự đoán ngày sinh của bò

Bò mang thai 280 ngày (hơn 9 tháng), vì vậy việc biết ngày sinh của bò là rất quan trọng. Để dự tính ngày sinh của bò, phải tính từ ngày phối giống cộng thêm 280 ngày.

1. Cách tính ngày

- Lấy ngày phối giống bò cộng với 5 hay 7 ngày (có thể vào tháng 2 có 28 ngày) và lấy tháng phối giống cộng với 9, sẽ có ngày sinh dự kiến. Ví dụ:

+ Bò phối giống lần cuối vào 10-2-2020, cách tính sẽ là ngày 10 + ngày 7 = ngày 17; tháng 2 + tháng 9 = 11 tháng, vậy là ngày sinh dự kiến vào ngày 17-11-2020.

+ Bò phối giống 7-3-2020, sẽ là: ngày 7 + ngày 5 = ngày 12; tháng 3 + tháng 9 = 12 tháng, vậy ngày sinh dự kiến vào ngày 12-12-2020.

+ Bò cũng có thể sinh sớm hơn hay muộn hơn nên cần theo dõi biểu hiện của bò mẹ trước ngày sinh dự kiến là 7-10 ngày.


Việc tính toán ngày sinh của bỏ, giúp bà con chủ động hơn

2. Biểu hiện khi sắp sinh

7-10 ngày trước khi sinh, bầu vú bò mẹ từ từ căng lên, núm vú căng chứa đầy sữa là bò sắp đẻ. Chú ý theo dõi đề phòng viêm vú trước khi sinh.

1-3 ngày trước khi sinh, âm hộ chảy ra nhiều dịch nhờn đặc màu trắng. Khi dịch nhờn loãng dần là bò sắp đẻ. Hiện tượng sụp mông thấy rõ ở hai bên gốc đuôi, đuôi lệch sang một bên và ít cử động. Bò có biểu hiện bồn chồn, hay đứng lên nằm xuống, đi tiêu, tiểu nhiều lần... 

3. Khi bò đẻ khó thì có biểu hiện gì? Cách phòng trị?

Nguyên nhân 

- Bò mẹ ít vận động, thức ăn ít chất xơn nên bị suy yếu.

- Do hẹp khung chậu.

- Do hẹp âm đạo, có u bướu ở âm đạo hoặc tử cung vặn cổ tử cung.

- Do tư thế thai không bình thường. 

Điều trị 

- Dùng dây mềm buộc hai chân trước của thai, kéo mạnh theo nhịp rặn của bò mẹ để lôi thai ra.

- Dùng ngón tay cái cho vào mồm thai, ngón trỏ kẹp chặt hàm dưới kéo thai ra.

- Dùng dây buộc từ sau đầu tới hàm dưới kéo thai ra.

- Có thể dùng dầu parafin lỏng 200 - 400ml làm trơn tử cung âm đạo.

- Nếu đã làm hết cách mà thai không ra thì phải mổ bụng lấy thai.

Trường hợp vặn cổ tử cung:

- Dùng mỏ vịt kiểm tra qua trực tràng. Nếu xoắn ít thì dùng tay lật xoay tử cung theo chiều ngược lại.

- Trường hợp do tư thế thai không bình thường:

- Gâv tê tủy sống ở khấu đuôi 1 - 2 bằng 20 - 40ml Novocain 3%.

- Sau đó dùng tay đẩy thai vào trong xoang bụng rộng rãi để sữa lại về tư thế bình thường: đầu và 2 chân trước ra trước, hoặc mông và 2 chân sau ra trước, sau đó kéo thai ra.

Mổ bụng lấy thai

Nếu thai chết trong bụng thì dùng móc sản khoa móc vào mắt hoặc vào hốc mũi để lôi thai ra.

Trường hợp thai chết quá to thì phải cắt thai ra từng mảnh để lấy ra.

Sau khi bò đẻ nhất là đẻ khó cần phải rửa sạch âm hộ, âm đạo, tử cung bằng thuốc sát trùng. Bơm rửa 3-4 lần/ngày trong 3-5 ngày. Nếu có biểu hiện viêm phải thụt rửa bằng thuốc kháng sinh hoặc tiêm.

Lưu ý: Khi gặp trường hợp khó, không biết xử lý. Khuyến cáo bà con liên hệ cơ sở thú y để được hỗ trợ.

Hi vọng bài viết này giúp ích cho bà con trong việc dự đoán ngày sinh của bê cũng như các vấn đề xảy ra trong lúc bò đẻ. Chúc bà con thành công!

BiotechVET tổng hợp

Đọc thêm
Tại Việt Nam, chăn nuôi trâu được xem là một trong những nghề truyền thống và đã từng gắn liền với hình ảnh đồng cỏ, cái cày, người nông dân. Tuy nhiên, hiện nay người ta còn chăn nuôi trâu sinh sản, nuôi bò lấy thịt... theo nhiều hình thức và nhu cầu sử dụng chứ không còn cái câu: “con trâu là đầu cơ nghiệp” như trước kia nữa.

Kỹ thuật chăn nuôi trâu cái sinh sản

Trước đây, người dân vùng quê thường nuôi trâu theo phương pháp chăn thả truyền thống trên đồng cỏ vì thế trâu thường có chất lượng thịt rất tốt nhưng lại mất tới 2 đến 3 năm mới đẻ một lứa trâu. Chính vì thế kỹ thuật chăn nuôi trâu truyền thống này không tối ưu nếu muốn nuôi trâu sinh sản. Với kỹ thuật chăn nuôi hiện đại ngày nay, trâu cái có thể sinh sản với tần xuất 1 năm rưỡi một lứa. Như vậy, hiệu quả kinh tế sẽ cao gấp rưỡi cho tới gấp 2 lần cho bà con nếu áp dụng theo kỹ thuật chăn nuôi trâu sinh sản này.


Áp dụng kỹ thuật chăn nuôi trâu hiện đại, trâu có thể đẻ 1 lứa/1,5 năm

1. Chăm sóc trâu trong thời kỳ mang thai

Vào khoảng thời gian mang thai từ 7 đến 8 tháng đầu, bà con cần tăng lượng thức ăn cho trâu để đảm bảo cung cấp đầy đủ protein và những khoáng chất cần thiết cho cả mẹ và con. Thời kỳ trâu mang thai là thời điểm mà trâu có khả năng tiêu hóa tốt nhất, hãy cho trâu mẹ ăn cỏ tươi khoảng 20 đến 30kg mỗi ngày (nếu nuôi nhốt trong chuồng). Bên cạnh đó, bà con cũng nên bổ sung mỗi ngày từ 300g thức ăn hỗn hợp từ củ quả, nhất là những loại củ giàu tinh bột cho quá trình chăn nuôi trâu đang mang thai.

Thời điểm trước khi trâu sinh khoảng 2 – 3 tháng là lúc mà thai phát triển mạnh, trâu mẹ giảm ăn do mệt mỏi. Bà con có thể giảm thức ăn thô xanh và tăng lượng thức ăn tinh như cám ngô, cám nấu... giúp cho trâu mẹ dễ dàng tiêu hóa hơn. Đặc biệt, thời điểm trâu sắp sinh cần tách khỏi đàn, nhốt vào chuồng riêng biệt để tiện chăm sóc.

2. Chuẩn bị cho trâu đẻ con

Chăn nuôi trâu bò sinh sản nói chung hay chăn nuôi trâu sinh sản cần chú ý nhất là giai đoạn con vật chuẩn bị đẻ con. Khi phát hiện hiện tượng trâu sắp đẻ, lấy ngay thuốc tím hoặc nước muối ấm loãng để rửa bộ phận đẻ và bầu vú của trâu để loại bỏ vi khuẩn rồi lau khô. Sử dụng rơm rạ khô lót ổ cho trâu mẹ nằm chờ ngày đẻ. Thời điểm này thường khá khó đoán trước trâu con sẽ ra lúc nào nên bà con cần thu xếp thời gian thường trực tại chuồng để có phương án hỗ trợ kịp thời.


Phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi trâu đẻ

Trâu cái thường đẻ đứng nên bà con cần quan sát để đỡ nghé tránh nghé con rơi mạnh xuống đất gây nguy hiểm. Khi nghé con ra ngoài, bà con lấy tay lấy sạch rãi mũi và dùng khăn lau khô toàn thân, vuốt nhẹ mạch máu và chất nhờn có ở cuống rốn ra ngoài. Dùng kéo cắt rốn và dùng cồn rửa sạch nhớt tập trung cuống rốn để sát trùng, nhớ để lại 10cm rốn để nó tự khô rụng.

Chăn nuôi trâu sinh sản quan trọng là giữ cho cả mẹ và con an toàn từ khi bắt đầu mang thai cho tới khi sinh nghé ra ngoài. Vì thế, ngay sau khi thực hiện sát trùng và lau sạch cho nghé con thì cần tiến hành sát trùng, làm sạch vết thương do quá trình đẻ sinh ra trên cơ thể trâu mẹ. Bà con tiếp tục dùng thuốc tím hoặc nước muối loãng ấm rửa sạch bộ phận đẻ con của trâu mẹ, lau khô rồi cho trâu nghỉ. Đối với nghé con nếu muốn phát triển khỏe mạnh nhất thì nên cho bú mẹ từ khi mới sinh, còn đối với trường hợp phải tách khỏi mẹ thì ít nhất cũng cần cho nghé con bú mẹ tối thiểu 1 tuần.

Chú ý: đối với kỹ thuật chăn nuôi bò cái sinh sản cũng tương tự với chăn nuôi trâu sinh sản tuy nhiên lượng thức ăn sẽ thấp hơn tùy vào trọng lượng của bò mẹ.

Hi vọng bài viết này có thể giúp ích cho bà con trong quá trình nuôi trâu sinh sản. Chúc bà con thành công!

BiotechVET tổng hợp

Biotech - VET - Kỹ thuật chăn nuôi trâu cái sinh sản

Tại Việt Nam, chăn nuôi trâu được xem là một trong những nghề truyền thống và đã từng gắn liền với hình ảnh đồng cỏ, cái cày, người nông dân. Tuy nhiên, hiện nay người ta còn chăn nuôi trâu sinh sản, nuôi bò lấy thịt... theo nhiều hình thức và nhu cầu sử dụng chứ không còn cái câu: “con trâu là đầu cơ nghiệp” như trước kia nữa.

Kỹ thuật chăn nuôi trâu cái sinh sản

Trước đây, người dân vùng quê thường nuôi trâu theo phương pháp chăn thả truyền thống trên đồng cỏ vì thế trâu thường có chất lượng thịt rất tốt nhưng lại mất tới 2 đến 3 năm mới đẻ một lứa trâu. Chính vì thế kỹ thuật chăn nuôi trâu truyền thống này không tối ưu nếu muốn nuôi trâu sinh sản. Với kỹ thuật chăn nuôi hiện đại ngày nay, trâu cái có thể sinh sản với tần xuất 1 năm rưỡi một lứa. Như vậy, hiệu quả kinh tế sẽ cao gấp rưỡi cho tới gấp 2 lần cho bà con nếu áp dụng theo kỹ thuật chăn nuôi trâu sinh sản này.


Áp dụng kỹ thuật chăn nuôi trâu hiện đại, trâu có thể đẻ 1 lứa/1,5 năm

1. Chăm sóc trâu trong thời kỳ mang thai

Vào khoảng thời gian mang thai từ 7 đến 8 tháng đầu, bà con cần tăng lượng thức ăn cho trâu để đảm bảo cung cấp đầy đủ protein và những khoáng chất cần thiết cho cả mẹ và con. Thời kỳ trâu mang thai là thời điểm mà trâu có khả năng tiêu hóa tốt nhất, hãy cho trâu mẹ ăn cỏ tươi khoảng 20 đến 30kg mỗi ngày (nếu nuôi nhốt trong chuồng). Bên cạnh đó, bà con cũng nên bổ sung mỗi ngày từ 300g thức ăn hỗn hợp từ củ quả, nhất là những loại củ giàu tinh bột cho quá trình chăn nuôi trâu đang mang thai.

Thời điểm trước khi trâu sinh khoảng 2 – 3 tháng là lúc mà thai phát triển mạnh, trâu mẹ giảm ăn do mệt mỏi. Bà con có thể giảm thức ăn thô xanh và tăng lượng thức ăn tinh như cám ngô, cám nấu... giúp cho trâu mẹ dễ dàng tiêu hóa hơn. Đặc biệt, thời điểm trâu sắp sinh cần tách khỏi đàn, nhốt vào chuồng riêng biệt để tiện chăm sóc.

2. Chuẩn bị cho trâu đẻ con

Chăn nuôi trâu bò sinh sản nói chung hay chăn nuôi trâu sinh sản cần chú ý nhất là giai đoạn con vật chuẩn bị đẻ con. Khi phát hiện hiện tượng trâu sắp đẻ, lấy ngay thuốc tím hoặc nước muối ấm loãng để rửa bộ phận đẻ và bầu vú của trâu để loại bỏ vi khuẩn rồi lau khô. Sử dụng rơm rạ khô lót ổ cho trâu mẹ nằm chờ ngày đẻ. Thời điểm này thường khá khó đoán trước trâu con sẽ ra lúc nào nên bà con cần thu xếp thời gian thường trực tại chuồng để có phương án hỗ trợ kịp thời.


Phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi trâu đẻ

Trâu cái thường đẻ đứng nên bà con cần quan sát để đỡ nghé tránh nghé con rơi mạnh xuống đất gây nguy hiểm. Khi nghé con ra ngoài, bà con lấy tay lấy sạch rãi mũi và dùng khăn lau khô toàn thân, vuốt nhẹ mạch máu và chất nhờn có ở cuống rốn ra ngoài. Dùng kéo cắt rốn và dùng cồn rửa sạch nhớt tập trung cuống rốn để sát trùng, nhớ để lại 10cm rốn để nó tự khô rụng.

Chăn nuôi trâu sinh sản quan trọng là giữ cho cả mẹ và con an toàn từ khi bắt đầu mang thai cho tới khi sinh nghé ra ngoài. Vì thế, ngay sau khi thực hiện sát trùng và lau sạch cho nghé con thì cần tiến hành sát trùng, làm sạch vết thương do quá trình đẻ sinh ra trên cơ thể trâu mẹ. Bà con tiếp tục dùng thuốc tím hoặc nước muối loãng ấm rửa sạch bộ phận đẻ con của trâu mẹ, lau khô rồi cho trâu nghỉ. Đối với nghé con nếu muốn phát triển khỏe mạnh nhất thì nên cho bú mẹ từ khi mới sinh, còn đối với trường hợp phải tách khỏi mẹ thì ít nhất cũng cần cho nghé con bú mẹ tối thiểu 1 tuần.

Chú ý: đối với kỹ thuật chăn nuôi bò cái sinh sản cũng tương tự với chăn nuôi trâu sinh sản tuy nhiên lượng thức ăn sẽ thấp hơn tùy vào trọng lượng của bò mẹ.

Hi vọng bài viết này có thể giúp ích cho bà con trong quá trình nuôi trâu sinh sản. Chúc bà con thành công!

BiotechVET tổng hợp

Đọc thêm
Chăn nuôi bò hướng thịt hiện đang được khuyến khích phát triển mạnh với nhiều ý nghĩa quan trọng trong kinh tế - xã hội. Muốn phát triển nhanh số lượng và chất lượng đàn bò thì cách chọn giống là vấn đề đóng vai trò quyết định.

1. Chọn bò đực giống hướng thịt

Bò đực giống phải có sức khỏe tốt, thể hình phù hợp với các đặc tính của giống. Đực giống có sức sinh trưởng mạnh, to khỏe, cân đối, phát triển các khớp chắc chắn, cơ bắp phát triển, đường sống lưng bằng phẳng, ngực sâu và rộng, mông to, các chân cân đối, lông trơn và không giòn.

Đặc biệt bộ phận sinh dục phát triển bình thường, hai hòn cà cân đối (nếu quá sa xuống là do dây chằng yếu chứng tỏ bò đực chất lượng tinh không tốt).

Để đánh giá chất lượng đực giống bò thịt theo cá thể, cần nuôi kiểm tra bê sau cai sữa ở độ tuổi 8 tháng, trong vòng 150 ngày theo các chỉ tiêu: tăng trọng hàng ngày, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng, khối lượng cuối kỳ, thể hiện ngoại hình. Thời kỳ này nuôi bê với mức dinh dưỡng cao, chăm sóc tốt. Việc đánh giá bò đực giống theo cá thể sẽ phát hiện được những đực tốt nhất để nâng cao năng suất thịt cho đời sau.


Chỉ tiêu bò đực giống rất khắt khe

Đánh giá và chọn lọc đực giống theo đời sau có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tạo đàn giống được rút ngắn lại. Các đặc điểm genotip của các con vật về các tính trạng như sức sản xuất thịt có thể phát hiện tương đối chính xác qua số liệu có được của đời sau. áp dụng thụ tinh nhân tạo cho phép chọn được đực giống xuất sắc có khả năng cải tạo đàn.

Cùng với nuôi bò cái, cho nuôi khoảng 50-100 bê đực sinh ra từ đực giống cần kiểm tra đến 1 năm tuổi, rồi vỗ béo 15-18 tháng tuổi để đánh giá năng suất và chất lượng thịt.

Hai chỉ tiêu quan trọng đánh giá đực giống là khối lượng giống 15 tháng tuổi và tỷ lệ thịt xẻ của đời sau sẽ tạo khả năng đánh giá gián tiếp đa số các chỉ tiêu khác quyết định giá trị giống.

2. Chọn bò cái giống hướng thịt

Bò cái hướng thịt có các đặc điểm của giống thể hiện các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng thịt. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều vào điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng để có độ béo cho bò thịt.

Bò hướng thịt có thân hình vạm vỡ, chắc chắn. Bò cái giống có thân hình rộng, sâu, bộ xương chắc chắn, hệ cơ phát triển tốt. Lưng, hông dáng khum thẳng; ngực sâu rộng; vai rộng và nhiều thịt. Bốn chân cân đối, da eo giãn đàn hồi. Mông chắc, nở nang, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Bầu vú phát triển, 4 núm vú đều đặn. Ở bò thịt, phần trước thân và phần phía sau phát triển hơn bò sữa.


Tối ưu bò giống cái thì mới phát huy hết tiêu chí của giống đực

Khối lượng sống của bò cái giống được xác định theo tuổi và giống có ý nghĩa quan trọng khi đánh giá và chọn lọc, cần chú ý nhiều đến cường độ sinh trưởng và thời kỳ thành thục về sinh dục. Khả năng sinh sản là chỉ tiêu quan trọng khi chọn giống bò cái hướng thịt. Những bò bé nhỏ, thân giữa phát triển không sâu, hệ cơ phát triển kém, thân hình hẹp thì không chọn làm giống.

3. Chọn phối (ghép đôi giao phối)

Chọn phối là chọn đực giống, cái giống đã được chọn lọc cho giao phối để có đời con đạt được những tính trạng mong muốn theo hướng sản xuất được xác định. Chọn phối đúng không những củng cố mà còn phát triển thêm những tính trạng và chất lượng mong muốn ở cá thể giống được chọn.

Chọn phối dựa trên các nguyên tắc cơ bản:

– Mục đích và phương pháp để đạt mục đích đặt ra;

– Đực giống phải có ưu điểm hơn những con cái ghép đôi và tăng cường sử dụng con giống xuất sắc;

– Củng cố di truyền những đặc tính tốt của bố hoặc mẹ và cả hai, cải tiến những đặc điểm yếu ở bố mẹ;

– Cải tiến đàn (giống, dòng) những đặc tính mong muốn mới bằng cách sử dụng những con giống có típ mong muốn ở đàn hạt nhân, cơ bản hoặc giống mới;

– Có mức độ đồng huyết cho phép, nhằm tránh thoái hóa do cận huyết;

– Phát hiện để ghép phối lặp lại đối với những cặp lai cho đời sau tốt nhất;

– Cần xác định mục tiêu nhân giống thuần hay lai tạo pha máu, cải tạo luân chuyển, lai kinh tế.

Các phương pháp ghép đôi giao phối:

– Ghép đôi cá thể: Trên cơ sở chọn đực và cái giống cho ghép đôi theo dự kiến. Cần biết rõ đặc điểm từng cá thể: nguồn gốc, ngoại hình và năng suất của từng con, phải tính đến kết quả tích cực của việc giao phối trước đó và việc đánh giá đực giống theo đời sau. Phương pháp này đòi hỏi công phu, tỷ mỷ có sổ sách ghi chép theo dõi tiến hành công tác giống ở các cơ sở giống gia súc.

– Ghép đôi theo nhóm: Bình tuyển phân nhóm đàn bò cái giống và mỗi nhóm cho ghép với một nhóm đực giống có phẩm chất di truyền cao hơn cho giao phối với nhau, thường áp dụng cho các vùng giống nhân dân hay các vùng được trạm thụ tinh nhân tạo truyền giống. Có hai loại ghép nhóm theo kiểu này:

+ Ghép đôi theo nhóm có phân biệt: Trong nhóm đực giống, chọn 1 con tốt nhất giữ vai trò chính, những con khác làm dự trữ thay thế.

+ Ghép đôi theo nhóm đồng đều: Sử dụng 2-3-4 đực giống tương tự về nguồn gốc, chất lượng di truyền ghép đôi cho phối với các nhóm cái. Phương pháp này có thể theo dõi kiểm tra phẩm chất di truyền của đực giống.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bà con trong quá trình chọn bò giống. Chúc bà con thành công!

BiotechVET tổng hợp

Biotech - VET - Kỹ thuật chọn bò giống hướng thịt trong chăn nuôi

Chăn nuôi bò hướng thịt hiện đang được khuyến khích phát triển mạnh với nhiều ý nghĩa quan trọng trong kinh tế - xã hội. Muốn phát triển nhanh số lượng và chất lượng đàn bò thì cách chọn giống là vấn đề đóng vai trò quyết định.

1. Chọn bò đực giống hướng thịt

Bò đực giống phải có sức khỏe tốt, thể hình phù hợp với các đặc tính của giống. Đực giống có sức sinh trưởng mạnh, to khỏe, cân đối, phát triển các khớp chắc chắn, cơ bắp phát triển, đường sống lưng bằng phẳng, ngực sâu và rộng, mông to, các chân cân đối, lông trơn và không giòn.

Đặc biệt bộ phận sinh dục phát triển bình thường, hai hòn cà cân đối (nếu quá sa xuống là do dây chằng yếu chứng tỏ bò đực chất lượng tinh không tốt).

Để đánh giá chất lượng đực giống bò thịt theo cá thể, cần nuôi kiểm tra bê sau cai sữa ở độ tuổi 8 tháng, trong vòng 150 ngày theo các chỉ tiêu: tăng trọng hàng ngày, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng, khối lượng cuối kỳ, thể hiện ngoại hình. Thời kỳ này nuôi bê với mức dinh dưỡng cao, chăm sóc tốt. Việc đánh giá bò đực giống theo cá thể sẽ phát hiện được những đực tốt nhất để nâng cao năng suất thịt cho đời sau.


Chỉ tiêu bò đực giống rất khắt khe

Đánh giá và chọn lọc đực giống theo đời sau có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tạo đàn giống được rút ngắn lại. Các đặc điểm genotip của các con vật về các tính trạng như sức sản xuất thịt có thể phát hiện tương đối chính xác qua số liệu có được của đời sau. áp dụng thụ tinh nhân tạo cho phép chọn được đực giống xuất sắc có khả năng cải tạo đàn.

Cùng với nuôi bò cái, cho nuôi khoảng 50-100 bê đực sinh ra từ đực giống cần kiểm tra đến 1 năm tuổi, rồi vỗ béo 15-18 tháng tuổi để đánh giá năng suất và chất lượng thịt.

Hai chỉ tiêu quan trọng đánh giá đực giống là khối lượng giống 15 tháng tuổi và tỷ lệ thịt xẻ của đời sau sẽ tạo khả năng đánh giá gián tiếp đa số các chỉ tiêu khác quyết định giá trị giống.

2. Chọn bò cái giống hướng thịt

Bò cái hướng thịt có các đặc điểm của giống thể hiện các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng thịt. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều vào điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng để có độ béo cho bò thịt.

Bò hướng thịt có thân hình vạm vỡ, chắc chắn. Bò cái giống có thân hình rộng, sâu, bộ xương chắc chắn, hệ cơ phát triển tốt. Lưng, hông dáng khum thẳng; ngực sâu rộng; vai rộng và nhiều thịt. Bốn chân cân đối, da eo giãn đàn hồi. Mông chắc, nở nang, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Bầu vú phát triển, 4 núm vú đều đặn. Ở bò thịt, phần trước thân và phần phía sau phát triển hơn bò sữa.


Tối ưu bò giống cái thì mới phát huy hết tiêu chí của giống đực

Khối lượng sống của bò cái giống được xác định theo tuổi và giống có ý nghĩa quan trọng khi đánh giá và chọn lọc, cần chú ý nhiều đến cường độ sinh trưởng và thời kỳ thành thục về sinh dục. Khả năng sinh sản là chỉ tiêu quan trọng khi chọn giống bò cái hướng thịt. Những bò bé nhỏ, thân giữa phát triển không sâu, hệ cơ phát triển kém, thân hình hẹp thì không chọn làm giống.

3. Chọn phối (ghép đôi giao phối)

Chọn phối là chọn đực giống, cái giống đã được chọn lọc cho giao phối để có đời con đạt được những tính trạng mong muốn theo hướng sản xuất được xác định. Chọn phối đúng không những củng cố mà còn phát triển thêm những tính trạng và chất lượng mong muốn ở cá thể giống được chọn.

Chọn phối dựa trên các nguyên tắc cơ bản:

– Mục đích và phương pháp để đạt mục đích đặt ra;

– Đực giống phải có ưu điểm hơn những con cái ghép đôi và tăng cường sử dụng con giống xuất sắc;

– Củng cố di truyền những đặc tính tốt của bố hoặc mẹ và cả hai, cải tiến những đặc điểm yếu ở bố mẹ;

– Cải tiến đàn (giống, dòng) những đặc tính mong muốn mới bằng cách sử dụng những con giống có típ mong muốn ở đàn hạt nhân, cơ bản hoặc giống mới;

– Có mức độ đồng huyết cho phép, nhằm tránh thoái hóa do cận huyết;

– Phát hiện để ghép phối lặp lại đối với những cặp lai cho đời sau tốt nhất;

– Cần xác định mục tiêu nhân giống thuần hay lai tạo pha máu, cải tạo luân chuyển, lai kinh tế.

Các phương pháp ghép đôi giao phối:

– Ghép đôi cá thể: Trên cơ sở chọn đực và cái giống cho ghép đôi theo dự kiến. Cần biết rõ đặc điểm từng cá thể: nguồn gốc, ngoại hình và năng suất của từng con, phải tính đến kết quả tích cực của việc giao phối trước đó và việc đánh giá đực giống theo đời sau. Phương pháp này đòi hỏi công phu, tỷ mỷ có sổ sách ghi chép theo dõi tiến hành công tác giống ở các cơ sở giống gia súc.

– Ghép đôi theo nhóm: Bình tuyển phân nhóm đàn bò cái giống và mỗi nhóm cho ghép với một nhóm đực giống có phẩm chất di truyền cao hơn cho giao phối với nhau, thường áp dụng cho các vùng giống nhân dân hay các vùng được trạm thụ tinh nhân tạo truyền giống. Có hai loại ghép nhóm theo kiểu này:

+ Ghép đôi theo nhóm có phân biệt: Trong nhóm đực giống, chọn 1 con tốt nhất giữ vai trò chính, những con khác làm dự trữ thay thế.

+ Ghép đôi theo nhóm đồng đều: Sử dụng 2-3-4 đực giống tương tự về nguồn gốc, chất lượng di truyền ghép đôi cho phối với các nhóm cái. Phương pháp này có thể theo dõi kiểm tra phẩm chất di truyền của đực giống.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bà con trong quá trình chọn bò giống. Chúc bà con thành công!

BiotechVET tổng hợp

Đọc thêm