Biotech - VET - 9 bệnh thường gặp ở bò và cách điều trị

Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm nên là điều kiện thuận lợi cho việc sinh sôi, phát triển của nhiều loại nấm mốc, vi khuẩn, côn trùng trung gian truyền các bệnh. Bệnh dễ xâm nhập và lây lan nhanh, kể cả loài có sức khỏe như trâu bò cũng không tránh khỏi, gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.


Dưới đây là 9 bệnh thường gặp ở bò và cách điều trị:

1. Bệnh lở mồm long móng (FMD)

Là bệnh phổ biến có khả năng lây lan mạnh ở các loại gia súc, trong đó có bò. Bệnh do virus gây ra.

Triệu chứng: sau khi bị mắc bệnh từ 2 – 3 ngày thì vật nuôi sốt cao, có mụn nước phồng lên, bên trong là dịch vàng. Mụn lây lan nhanh quanh miệng, móng. Núm vú và bầu vú bị sưng căng

Cần theo dõi để phát hiện sớm và đem đi đốt hoặc chôn tránh lây lan. Những con chưa bị bệnh nhưng đang ở trong khu vực bệnh lưu hành thì bà con có thể tiêm vacxin đa giá chủng A và Asia 1, tiêm lặp lại 8 tháng 1 lần.


Bệnh lở mồm long móng từng bùng phát mạnh năm 2018

2. Bệnh lao (tuberculosis)

Đây là bệnh do Mycobacterium tuberculosis gây ra trên cả người và vật nuôi. Bệnh này có thể lây truyền qua không khí hoặc trực tiếp qua vết thương.

Triệu trứng không rõ ràng, nó phụ thuộc vào vị trí của các ổ lao trên cơ thể. Nếu bầu vú bị nhiễm lao thì sản lượng sữa sẽ bị giảm sút, có hạch mọc lên. Biểu hiện của con bị lao phổi có thể là ho khan kéo dài, đau đớn, có đờm.

Nếu đàn bò trong chuồng nuôi bị bệnh ho lao thì cần đem đi tiêu hủy gấp nếu không sẽ lây lan sang cả người và các loại vật nuôi khác.

3. Bệnh uốn ván

Bệnh này do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra, có thể lây lan qua vết thương do đinh gỉ hoặc kim loại gây nên. Độc tố di chuyển vào vào máu đi đến não khiến bò bị co giật cơ.

Biểu hiện dễ nhận thất là hiện tượng co cứng cơ tăng lên, chúng sẽ giảm nhai, đi lại khó khăn. Một số con bị nặng sẽ bị chết vì ngạt thở, trước khi chết thì sốt cao kéo dài khoảng 5 ngày.

Bệnh này xảy ra ở người và vật nuôi, khó điều trị. Bà con có thể tiêm kháng huyết thanh và peniciline để làm dịu các cơ co giật cơ.
Cách phòng tránh: bà con tiêm phòng vacxin uốn ván cho bò, nếu chúng bị tổn thương do đinh gỉ gây ra thì cần tiến hành phẫu thuật sau đó tiêm kháng huyết thanh để tăng khả năng miễn dịch.

4. Bệnh nhiệt thán

Bệnh này do vi khuẩn Bacillus anthracis gây ra, vật nuôi có thể bị ủ bệnh từ 1 – 4 ngày. Bệnh phát triển và lây lan rất nhanh.

Triệu chứng sốt cao, niêm mạc có màu tối, cổ, lưng, sườn và các cơ quan sinh dục bị sưng lên ở giai đoạn cuối. Ngoài ra, đàn bò bị bệnh còn xuất hiện mụn ngoài da , có thể bị chảy máu đen ở miệng, mũi, hậu môn và âm đạo.

Để phòng bệnh, tốt nhất bà con nên tiêm vacxin cho cả đàn, đặc biệt ở những vùng nhiệt thán. Con bị bệnh chết cần đem đi chon, đốt sau đó tẩy uế sạch sẽ.

5. Bệnh giun phổi

Bệnh này sinh sống trong cuống phổi, tốc độ đẻ trứng rất nhanh, trung bình 1 con giun cái đẻ 200 trứng/ ngày.

Chúng lây lan qua đường cỏ vào dạ múi khế của bò. Một số triệu chứng mắc bệnh ở bò như: ho, cơ thể suy nhược, sức đề kháng yếu.
Vì ở bên trong nên khó phát hiện, bà con có thể khám qua phân và đường nước bọt, nếu thấy ấu trùng thì trúng dạng bị nhiễm giun phổ.

Cách phòng tránh tốt nhất là quản lý nguồn thức ăn, đảm bảo thức ăn sạch sẽ, không ôi thiu, ẩm mốc. Tiêm vacxin phòng bệnh cho bò.


Bệnh giun phổi ở bò thường bắt nguồn do thức ăn

6. Bệnh sán lá gan (Fascioliasis)

Bệnh này rất thường thấy ở bò nhưng triệu trứng lại không rõ ràng. Thường chỉ chẩn đoán thông qua kiểm tra phân dưới kính hiển vi.
Tốt nhất trước khi cho vào chuồng nuôi, bà con nên tiến hành tẩy ký đúng quy định để giảm thiểu rủi ro, khả năng mắc bệnh.

7. Bệnh nấm

Bệnh này thường gây ra ở lông trong điều kiện lông bị ẩm ướt kéo dài, độ ẩm môi trường cao.

Bệnh nấm có thể lây lan từ con này qua con khác bằng các dụng cụ chải, dây thừng… Vết nấm lan rộng, thường xuất hiện ở mũi, tai, mắt.

Bà con sử dụng thuốc diệt nấm để điều trị. Nhưng vùng bị nấm thì thực hiện nhẹ nhàng. Đồng thời không dùng chung vật dụng.

8. Bệnh ỉa chảy

Bệnh này rất thường xảy ra ở bê do không thực hiện đúng cách nuôi dưỡng, không vệ sinh chuồng trại, nguồn thức ăn không đảm bảo. Bê bị ỉa chảy, phân có mùi tanh, có dính chất nhầy và máu. Bà con xử lý như sau:
Ngày 1: hoa 9g muối + 1 lít nước trộn thêm vào thức ăn.
Ngày 2: trộn 1,7 lít sữa + 2,6 lít nước chia thành 3 phần đều nhau sau cho an trong 3 ngày.
Ngày 3: trộn 2,6 lít sữa + 1,7 lít nước cho ăn như ngày thứ 2.

Điều trị cho đến khi khỏi hẳn.Ngoài ra không nên cho bê ăn thức ăn ôi thiu, ẩm mốc. Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ chứa thức ăn.

Trường hợp bị ỉa chảy do giun đũa, bà con có thể dùng một số loại thuốc như: Phenothiazin, Piperazin, Tetramisol, Mebenvet. Ỉa chảy do bị bệnh cầu trùng, bà con dùng thuốc: Furazolidon, Phenothiazin, Sulfamerazin…

Lưu ý: Liều lượng và cách sử dụng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ thú y.

9. Bò bị ngộ độc thức ăn

Rất ít hộ chăn nuôi quan tâm đến tình trạng này, tuy nhiên trong quá trình nuôi bò thịt, bò sữa, bà con cần kiểm tra nghiêm ngặt nguồn nguyên liệu đầu vào.

Nếu bò bị ngộ độc, có thể sử dụng thuốc trợ tim mạch, thuốc an thần hoặc thuốc chống xuất huyết để điều trị các triệu chứng gây ra.
Để giải độc, bà con truyền tĩnh mạch huyết thanh mặn, huyết thanh ngọt đẳng trương với liều lượng 2000ml/100kg cho bò hàng ngày. Đồng thời pha một gói dung dịch oresol 20g với 1000ml nước đun sôi để nguội cho chúng uống.

Trên đây là 9 loại bênh hay gặp ở bò. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích được cho bà con trong quá trình chăn nuôi.

Chúc bà con thành công!

BiotechVET tổng hợp

Đăng nhận xét