Biotech - VET - Chăn nuôi heo con trong giai đoạn úm

Chăn nuôi heo nái sinh sản đã và đang là lựa chọn của nhiều hộ chăn nuôi bởi mang đến rất nhiều ưu điểm khác nhau. Ngoài việc có thể chủ động nguồn giống để phục vụ cho nuôi heo thịt, lựa chọn được heo giống với chất lượng cao, bà con còn có được heo có sức khỏe tốt bởi mầm bệnh từ bên ngoài được hạn chế tối đa, giảm chi phí trong việc mua con giống… Khi chăn nuôi heo nái, chăn nuôi heo con trong giai đoạn úm heo là giai đoạn mà bà con không thể không lưu tâm.

Thực tế, việc chăn nuôi heo nái sinh sản đòi hỏi người nuôi cần có những kiến thức cơ bản cũng như kinh nghiệm trong việc chăm sóc, xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình nuôi. Đặc biệt, khâu chăn nuôi heo con lại là giai đoạn có rủi ro cao nhất bởi tỉ lệ heo chết có thể chiếm 9,4 %.

Bà con cần chú ý chăm sóc heo bởi đây là yếu tố giúp nâng cao hệ tiêu hóa, giúp heo thích nghi với môi trường sống mới. Để làm được điều này, trước hết bà con hãy tìm hiểu đặc điểm cơ bản của heo con cũng như nhu cầu cần thiết theo giai đoạn.
  • Cách tăng lượng sữa trong chăn nuôi heo nái
  • Chăn nuôi heo nái hậu bị sao cho đẻ nhiều
  • Khắc phục tình trạng heo nái chậm động dục sau cai sữa
  • Chế độ dinh dưỡng trong chăn nuôi heo rừng
  • Cách chăn nuôi heo thịt theo 4 giai đoạn
1. Úm heo

Để úm heo, bà con nên tạo khu vực úm riêng, Thông thường, heo mẹ chỉ thích mức nhiệt dưới 20 độ C, trong khi đó heo cần cần được duy trì nhiệt độ ở mức 28-30 ºC. Tuy nhiên, do nhu cầu của heo có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố nên bà con cần chú ý đến biểu hiện của heo mẹ lẫn heo con để có thể điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp.

Ví dụ, khi chăn nuôi heo con, khi nhiệt độ quá cao, heo sẽ di chuyển ra ngoài khu vực úm để đến gần chỗ heo mẹ. Lúc này, ngoài việc gây lãng phí nguồn điện, heo con có thể bị heo mẹ đè chết. Ngược lại, nếu thiệt độ ở khu vực úm quá thấp, heo sẽ nằm sát lại, đè lên nhau. Khi heo nhiễm lạnh, chúng sẽ dễ mắc bệnh, đặc biệt là tiêu chảy. Thế nên, bà con cần cân nhắc đảm bảo nhiệt độ phù hợp là khi heo ngủ với tư thế thoải mái, phân bố đều trong khi vực úm.

2. Chế độ dinh dưỡng của heo con khi bú mẹ

Giai đoạn chăn nuôi heo con khi bú mẹ, do dinh dưỡng heo nhận được chủ yếu qua nguồn sữa nên bà con cần đặc biệt chú ý cho heo bú ngay sau khi sinh.


Nên cho heo bú ngay sau khi sinh

Sữa đầu có chứa nhiều chất kháng thể, được duy trì trong vòng 6 giờ đầu sau khi sinh và giảm dần và mất hẳn sau 2 ngày. Bà con cần đặt heo sao cho toàn bộ heo trong đàn có thể bú sữa đầu, giúp heo phát triển đồng đều. ngoài ra nên theo dõi tốc độ phát triển của từng con. Với những con lớn hơn, cần tiến hành tách chúng ra khỏi đàn trong khoảng 2 giờ buổi sáng và 2 giờ buổi chiều, giúp heo bé hơn được bú nhiều hơn.

Sau khoảng 10 ngày bú mẹ, heo con cần được ăn thêm thức ăn ngoài để tránh tình trạng bị suy sinh dưỡng bởi lúc này dung lượng và chất lượng sữa đã bị suy giảm. Khi cho ăn, bà con nên chia thành nhiều bữa để đảm bảo heo hấp thụ thức ăn tốt nhất. Cùng với thức ăn, bà con cũng cần cho heo uống nước sạch đầy đủ hàng ngày. 

Một số sản phẩm có thể dùng trong giai đoạn này:
+ BTV – Kích sữa dành cho heo mẹ giúp heo mẹ nhiều sữa, nâng cao thể trạng
+ BTV - E.Coli-THT lợn (Dạng bột mịn) dùng cho heo con từ lúc sơ sinh giúp phòng bệnh tiêu chảy và tụ huyết trùng.

BiotechVET tổng hợp

Đăng nhận xét