Biotech - VET - Hướng dẫn phòng ngừa dịch bệnh cho bò hiệu quả

Chăn nuôi bò được biết tới là một nghề có nguồn thu nhập ổn định, đem tới hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời nó cũng là một lối thoát dành cho những hộ gia đình đang muốn cải thiện điều kiện sống hay gặp khó khăn trong làm ăn. Ngay trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu chi tiết về cách phòng ngừa dịch bệnh cho bò. Mời bà con theo dõi.

1. Vệ sinh thú y

Các trang trại chăn nuôi tập trung và chuồng nuôi bò thịt nói riêng cần phải thực hiện đúng các công tác vệ sinh thú ý được quy định tại Điều 4 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT. Một số yêu cầu như:
  • Thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng đúng quy định bao gồm trong và ngoài khu chuồng nuôi.
  • Tiêm vacxin phòng bệnh
  • Cần giám sát định kỳ với một số bệnh truyền nhiễm lây lan

Ngoài ra, để giảm bớt và ngăn ngừa tối đa sự lây lan của mầm bệnh, giảm thiểu rủi ro, các trang trại chăn nuôi cần phải thực hiện đúng nguyên tắc vệ sinh thú y, hướng đến chăn nuôi an toàn sinh học.


Tiêm vacxin định kỳ giúp bò ngăn ngừa bệnh

Lưu ý trong quá trình sát trùng:
  • Chỉ sử dụng thuốc sát trùng khi đã làm sạch bề mặt chuồng nuôi
  • Sau khi sát trùng phải để khô hoàn toàn thì mới diệt được tối đa vi khuẩn.

Các bước tiến hành vệ sinh, sát trùng khi không có bò ở trong chuồng được tiến hành như sau:
  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ phân bò, các chất hữu cơ bám trên chuồng và khu vực xung quanh. Có thể dùng chổi, cuốc xẻng.
  • Bước 2: Dùng vòi xịt nước để rửa sạch. Một số chỗ khó rửa như góc, khe thì nên dùng vòi xịt có áp suất cao. Để ngâm nước trong chuồng từ 1 – 3 ngày.
  • Bước 3: Sử dụng xà phòng hoặc nước vôi để rửa chuồng. Lưu ý, nước vôi phải pha loãng 30%.
  • Bước 4: Sử dụng thuốc sát trùng, liều lượng thuốc theo chỉ định ghi trên bao bì hoặc hướng dẫn cụ thể của nhân viên thú y. Lưu ý, bà con cần kiểm tra nồng độ pH của nước sạch trước khi pha loãng vì nếu nước cứng sẽ làm giảm hoặc mất đi tác dụng của thuốc. Khi phun thuốc sát trùng, người thực hiện cần mặc quần áo bảo hộ, những người không phận sự không được đến gần.
  • Bước 5: Để khô chuồng nuôi từ 1 – 2 ngày trước khi cho đàn bò vào chuồng thì mới đảm bảo hiệu quả, đồng thời tránh để bò tiếp xúc với thuốc.

2. Tẩy ký sinh trùng cho bò

Trong cách chăn nuôi bò hiệu quả, muốn nhanh lớn bà con phải tiến hành tẩy ký sinh trùng cho bò trước khi cho chúng vào chuồng nuôi để tránh ủ mầm bệnh, phát sinh bệnh trong quá trình chăn nuôi, vỗ béo.


Tẩy ký sinh trùng định kỳ giúp bò tăng trưởng nhanh chóng

Ký sinh trùng trên bò được chia thành 2 loại: nội ký sinh trùng và ngoại ký sinh trùng.

Ngoại ký sinh trùng:

Thường là các loại ve, rận hút máu, mòng… Chúng sẽ làm cho đàn bò bị suy nhược, thiếu máu, là trung gian gây ra một số bệnh như lê dạng trùng, biên trùng, viêm màng não, sốt phát ban…

Nội ký sinh trùng:

Thường thấy là các loại sán, giun. Trong đó, sán lá gan chiếm đến 13,7 – 50,2%, sán cỏ chiếm đến hơn 70%. Hậu quả khiến đàn bò bị thiếu máu, giảm tiết sữa, giảm tăng trưởng, giảm năng suất sinh sản.

Để bắt đầu nuôi bò thịt hiệu quả, bà con phải tiến hành tẩy tẩy 2 loại ký sinh trùng kể trên. Bà con tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng và cách sử dụng theo chỉ dẫn ghi trên thuốc và hướng dẫn của bác sĩ thú y.

Ngoài ra, để ngăn ngừa dịch bệnh ở bò thì thức ăn trong quá trình chăn nuôi phải được đảm bảo và chỉ số sinh học.

Chúc bà con thành công!

BiotechVET tổng hợp


Đăng nhận xét